Người nào có thẩm quyền thay mặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước?
- Người nào có thẩm quyền thay mặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước nhưng thanh toán không đủ để nhận lại giấy tờ có giá thì xử lý như thế nào?
- Trường hợp nào không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước?
Người nào có thẩm quyền thay mặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước?
Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền ký văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu
1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) ký các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.
Như vậy, theo quy định trên thì người có thẩm quyền thay mặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Người nào có thẩm quyền thay mặt chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký duyệt các văn bản tham gia nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước? (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước nhưng thanh toán không đủ để nhận lại giấy tờ có giá thì xử lý như thế nào?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước nhưng thanh toán không đủ để nhận lại giấy tờ có giá thì xử lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Xử lý vi phạm
1. Sau 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:
a) Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu;
c) Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo xử lý vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo xử lý vi phạm.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị chiết khấu không thực hiện đúng các quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này coi như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã hủy bỏ đề nghị chiết khấu 2 lần thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận chiết khấu đối với đề nghị chiết khấu lần thứ 2.
Theo đó, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước nhưng thanh toán không đủ để nhận lại giấy tờ có giá thì được xử lý theo quy định được nêu trên.
Trường hợp nào không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước?
Trường hợp không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2012/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp không chấp nhận chiết khấu
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu.
2. Hồ sơ đề nghị chiết khấu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không chấp nhận chiết khấu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước là:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã sử dụng hết hạn mức chiết khấu.
- Hồ sơ đề nghị chiết khấu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?