Người nào được tham gia làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam? Hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bị xóa tên ra khỏi hội khi nào?
Người nào được tham gia làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về tiêu chuẩn và hình thức hội viên như sau:
Tiêu chuẩn và hình thức hội viên
Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự.
1. Hội viên chính thức:
Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học ở trong và ngoài ngành sử học đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hay các tổ chức tư nhân hoặc đã nghỉ hưu, không có vi phạm pháp luật, có tâm huyết với ngành sử học, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
2. Hội viên danh dự:
Công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, xã hội có uy tín, có đóng góp cho hoạt động của Hội, tán thành Điều lệ Hội thì được Hội suy tôn là hội viên danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì Người được tham gia làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là:
- Hội viên chính thức là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học ở trong và ngoài ngành sử học đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hay các tổ chức tư nhân hoặc đã nghỉ hưu, không có vi phạm pháp luật, có tâm huyết với ngành sử học, tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện nộp đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
- Hội viên danh dự là công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, xã hội có uy tín, có đóng góp cho hoạt động của Hội, tán thành Điều lệ Hội thì được Hội suy tôn là hội viên danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Người nào được tham gia làm hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bị xóa tên ra khỏi hội khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về thủ tục xóa tên hội viên như sau:
Thủ tục xóa tên hội viên
1. Hội viên bị xóa tên trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
c) Vi phạm Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành, làm mất uy tín của Hội.
2. Hội viên có nguyện vọng xin thôi sinh hoạt Hội hoặc bị chết thì được xóa tên.
3. Thủ tục xóa tên: Việc xóa tên hội viên do Trưởng Ban Tổ chức và Hội viên đề nghị, Ban Thường vụ Hội xem xét trình Chủ tịch Hội quyết định.
4. Sau khi có quyết định xóa tên hội viên, Văn phòng Hội có trách nhiệm thông báo đến hội viên bị xóa tên.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bị xóa tên ra khỏi hội trong các trường hợp sau:
- Vi phạm pháp luật;
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
- Vi phạm Điều lệ Hội, không chấp hành Nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành, làm mất uy tín của Hội.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ban hành theo Quyết định 107/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Hội viên như sau:
Nhiệm vụ của Hội viên
1. Thi hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, Quyết định của Hội, tham gia sinh hoạt Hội và đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn.
2. Tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Hội; vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của Hội; tích cực tham gia công tác phát triển hội viên.
3. Chăm lo xây dựng đoàn kết trong Hội, đấu tranh chống những tư tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội.
4. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp sức mình vào việc bảo quản các di tích, di vật, các tài liệu lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có những nhiệm vụ như sau:
- Thi hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước, thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, Quyết định của Hội, tham gia sinh hoạt Hội và đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn.
- Tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng và uy tín của Hội; vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động của Hội; tích cực tham gia công tác phát triển hội viên.
- Chăm lo xây dựng đoàn kết trong Hội, đấu tranh chống những tư tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội.
- Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp sức mình vào việc bảo quản các di tích, di vật, các tài liệu lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?