Người nào được xác định là cán bộ quản lý? Cơ sở giáo dục nào được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và mục đích bồi dưỡng là gì?
Căn cứ Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:
Đối tượng nào bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục?
Cắn cứ theo Điều 3 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT, những đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục được quy định cụ thể như sau:
- Các cán bộ quản lý là đối tượng bồi dưỡng của các trường đại học sư phạm, các đại học, học viện, trường đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục
- Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non là đối tượng bồi dưỡng của các trường cao đẳng sư phạm
- Đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục khác được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ ghi trong quyết định thành lập của từng cơ sở.
Cơ sở giáo dục nào được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và người nào được xác định là cán bộ quản lý?
Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
Theo Điều 1 Thông tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về phạm vi điều chỉnh, các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và đối tượng được áp dụng như sau:
Thông tư này quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục (sau đây gọi tắt là bồi dưỡng), bao gồm: điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, xếp loại, cấp chứng chỉ bồi dưỡng.
Đối tượng áp dụng:
- Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, bao gồm: các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục;
- Thông tư này áp dụng đối với: cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lý khoa, phòng cơ sở giáo dục đại học; cán bộ quản lý sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; công chức, viên chức dự nguồn đã được quy hoạch cho các chức danh quản lý trên (sau đây gọi tắt là cán bộ quản lý) và tổ chức, cá nhân liên quan.
Như vậy, cơ sở giáo dục nào được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục gồm: các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, những người được áp dụng tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này là cán bộ quản lý bao gồm: Cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lý khoa, phòng cơ sở giáo dục đại học; cán bộ quản lý sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; công chức, viên chức dự nguồn đã được quy hoạch cho các chức danh quản lý trên (sau đây gọi tắt là cán bộ quản lý) và tổ chức, cá nhân liên quan.
Mục đích bồi dưỡng là gì?
Cũng theo Điều 2 Thông tư 28/2014/TTBGDĐT quy định về mục đích bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng những kiến thức về nghiệp vụ quản lý, phương pháp, kỹ năng quản lý ban đầu, bắt buộc, tối thiểu đối với cán bộ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh cán bộ quản lý giáo dục.
- Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, củng cố về kỹ năng, phương pháp lãnh đạo và quản lý giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
Hiểu như thế nào cho đúng về cán bộ quản lý?
Điều 4 Thông tư này có quy định cụm từ cán bộ quản lý được hiểu như sau:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông và trường mầm non.
- Giám đốc, phó giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp.
- Trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong cơ sở giáo dục đại học,
- Trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc sở giáo dục và đào tạo; trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Công chức, viên chức dự nguồn đã được quy hoạch cho các chức danh quản lý nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?