Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin? Được phép ủy quyền cho người khác đăng ký thiết kế bố trí không?

Xin chào, tôi muốn hỏi khi đăng ký thiết kế bố trí thì cần chuẩn bị những tài liệu gì? Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin? Được phép ủy quyền cho người khác đăng ký thiết kế bố trí không? - Câu hỏi của anh Hoàng Nam (Phú Yên).

Hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí bao gồm những tài liệu gì?

Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí như sau:

Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
28.1 Đơn đăng ký thiết kế bố trí (đơn) phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại điểm 7 và điểm 10 của Thông tư này và đáp ứng các yêu cầu cụ thể quy định tại điểm này.
28.2 Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện thiết kế bố trí quy định tại điểm 7.1.a (ii) của Thông tư này bao gồm:
a) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí, gồm 04 bộ;
b) Mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, gồm 04 mẫu, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại;
c) Bản mô tả mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí, bao gồm các thông tin nhằm làm rõ bản chất của thiết kế bố trí.
28.3 Đơn phải đảm bảo tính thống nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là chỉ yêu cầu bảo hộ duy nhất một thiết kế bố trí của một mạch tích hợp bán dẫn.
28.4 Trường hợp có cơ sở (thông tin, chứng cứ) để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn, trong thời hạn 01 tháng, phải nộp các tài liệu xác minh các thông tin đó, đặc biệt là tài liệu xác nhận quyền đăng ký hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (giấy chứng nhận quyền thừa kế, giấy chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động...);
28.5 Yêu cầu đối với tờ khai
Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 02-TKBT quy định tại Phụ lục A của Thông tư này.
28.6 Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố trí
a) Yêu cầu chung: Bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải thể hiện đầy đủ cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn sao cho căn cứ vào bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ đó có thể và chỉ có thể xác định được một thiết kế bố trí duy nhất.
Nhằm mục đích nêu trên, bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm 28.6.b, c và d dưới đây.
b) Loại tài liệu:
Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm ít nhất một trong ba loại tài liệu sau đây:
(i) Bản vẽ bằng máy thiết kế bố trí đối với từng lớp mạch tích hợp;
(ii) Bản vẽ hoặc ảnh chụp mặt nạ quang khắc để sản xuất từng lớp mạch tích hợp;
(iii) Ảnh chụp từng lớp thiết kế bố trí được thể hiện trong mạch tích hợp;
c) Dạng tài liệu: Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải được nộp dưới dạng giấy và có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí đó.
d) Hình thức của tài liệu
(i) Bộ ảnh chụp/bộ bản vẽ thiết kế bố trí phải bao gồm các (tập hợp) ảnh chụp/bản vẽ tách biệt đối với mỗi lớp thiết kế bố trí, kèm theo ký hiệu mỗi lớp, kích thước mạch tích hợp và độ phóng đại;
(ii) Tất cả các ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải theo cùng một tỉ lệ. Đối với tài liệu dạng giấy: mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải là bản phóng đại tối thiểu 20 lần kích thước trong mạch tích hợp sao cho mắt thường nhìn thấy được thiết kế mạch cơ bản;
(iii) Mỗi ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí có thể được trình bày trên giấy khổ A4 hoặc khổ giấy lớn hơn với điều kiện phải gấp thành khổ A4;
(iv) Ảnh chụp/bản vẽ thiết kế bố trí phải rõ ràng, sắc nét.
28.7 Yêu cầu đối với mẫu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí
a) Mẫu được nộp phải là toàn bộ hoặc một phần mạch tích hợp tương ứng hoàn toàn với thiết kế bố trí nêu trong đơn. Nếu mạch tích hợp sản xuất theo thiết kế bố trí là một phần không thể tách rời của một sản phẩm khác thì kèm theo sản phẩm được nộp phải có tài liệu chỉ ra một cách chính xác phần mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.
b) Nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại tại bất cứ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn, người nộp đơn phải nộp mẫu đã được khai thác thương mại đầu tiên đó.
28.8 Yêu cầu đối với bản mô tả mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
Bản mô tả phải bao gồm các thông tin chi tiết sau đây về mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí yêu cầu được bảo hộ:
a) Tên gọi/ký hiệu: là tập hợp các chữ cái và/hoặc chữ số được sử dụng để phân biệt mạch tích hợp này với các mạch tích hợp khác khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
b) Mô tả các chức năng cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: chức năng nhớ hoặc logic hoặc chức năng khác);
c) Mô tả cấu trúc cơ bản của mạch tích hợp (ví dụ: cấu trúc lưỡng cực hoặc MOS, hoặc Bi-MOS hoặc quang - điện tử hoặc cấu trúc khác);
d) Mô tả công nghệ để sản xuất mạch tích hợp (ví dụ: công nghệ TTL hoặc DTL hoặc ECL hoặc ITL hoặc CMOS hoặc NMOS hoặc PMOS hoặc công nghệ khác);
e) Mô tả các đặc điểm chính phân biệt với các mạch tích hợp bán dẫn khác trên thị trường vào thời điểm nộp đơn hoặc thời điểm khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới, tuỳ theo thời điểm nào sớm hơn.

Theo đó, người đăng ký thiết kế bố trí cần chuẩn bị các tài liệu quy định nêu trên trong đơn đăng ký thiết kế bố trí.

Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin?

Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin? (Hình từ Internet)

Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin?

Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về bảo mật thông tin trong đơn đăng ký thiết kế bố trí như sau:

Người nộp đơn có thể yêu cầu bảo mật thông tin nộp theo đơn đăng ký thiết kế bố trí theo quy định sau đây:

(1) Mức độ giữ bí mật tối đa được phép:

+ Đối với thiết kế bố trí chưa khai thác thương mại: 50% bề mặt mỗi lớp;

+ Đối với thiết kế bố trí đã khai thác thương mại: 2 lớp trong mỗi nhóm 5 lớp tính từ trên xuống.

(2) Để được bảo mật thông tin, người nộp đơn phải có yêu cầu bảo mật thông tin làm theo hướng dẫn của Cục Sở hữu trí tuệ và phải chỉ dẫn về tài liệu, vật liệu chứa thông tin bí mật.

(3) Tài liệu chứa thông tin mật phải được tách riêng thành gói tài liệu mật và có thể được nộp dưới các dạng tài liệu sau đây:

+ Microfilm hoặc dạng tương tự đối với tài liệu thể hiện kích thước của thiết kế trên bản vẽ bằng máy tính;

+ Dữ liệu điện tử;

+ Bản vẽ hoặc ảnh chụp có phần không nhìn thấy được, với điều kiện các đặc tính của thiết kế bố trí về cơ bản phải nhìn thấy được.

(4) Cục Sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ bảo mật đối với thông tin theo yêu cầu của người nộp đơn phù hợp với quy định tại điểm 29.1 của Thông tư này.

Theo đó, người đăng ký thiết kế bố trí được phép bảo mật thông tin trong đơn đăng ký thiết kế bố trí trong trường hợp có yêu cầu.

Được phép ủy quyền cho người khác đăng ký thiết kế bố trí không?

Căn cứ theo Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định trường hợp uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
b) Phạm vi uỷ quyền;
c) Thời hạn uỷ quyền;
d) Ngày lập giấy uỷ quyền;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.
3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

Theo đó, chủ sở hữu thiết kế bố trí được ủy quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.

Thiết kế bố trí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí? Các yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí?
Pháp luật
Người nộp đơn đăng ký thiết kế bố trí có được bảo mật thông tin? Được phép ủy quyền cho người khác đăng ký thiết kế bố trí không?
Pháp luật
Chủ sở hữu được quyền bảo vệ thiết kế bố trí của mình bằng cách nào? Xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí sẽ có thể bị xử lý theo các hình thức nào?
Pháp luật
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí là bao lâu? Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ thể có quyền đại diện Nhà nước đăng ký thiết kế bố trí được phép chuyển nhượng quyền đăng ký thiết kế bố trí của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì? Hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có quyền đăng ký thiết kế bố trí của Nhà nước? Bảo hộ đối với thiết kế bố trí cần đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Người đăng ký bảo hộ có được sử dụng quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí hay không? Trường hợp nào được coi là không xâm phạm quyền sở hữu khi sử dụng thiết kế bố trí?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế bố trí
1,210 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế bố trí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết kế bố trí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào