Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền yêu cầu Tòa cho thương lượng việc rút đơn yêu cầu hay không?
- Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Có bao nhiêu phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật?
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền yêu cầu Tòa cho thương lượng việc rút đơn yêu cầu hay không?
Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của có quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 16 Điều 18 Luật Phá sản 2014 về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản:
Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.
4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.
10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
13. Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.
14. Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
15. Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.
Như vậy, trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp được kế thừa toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của họ như đã liệt kê ở trên.
Có bao nhiêu phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Phá sản 2014 về phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
2. Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Như vậy, có 02 phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
- Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền yêu cầu Tòa cho thương lượng việc rút đơn yêu cầu hay không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Luật Phá sản 2014 về thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân để các bên thương lượng việc rút đơn.
Tòa án nhân dân ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Trường hợp thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật này.
4. Việc thương lượng của các bên theo quy định tại Điều này không được trái với quy định của pháp luật về phá sản.
Mà theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì những đối tượng được nộp đơn yêu cầu phá sản bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Như vậy, chỉ có trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ thì mới có quyền yêu cầu Tòa cho thương lượng việc rút đơn yêu cầu, với các trường hợp khác thì không có quyền nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?