Người nước ngoài có được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ hay không?
Kết quả khoa học và công nghệ được công nhận thông qua hình thức Giải thưởng nào?
Kết quả khoa học và công nghệ được công nhận thông qua hình thức Giải thưởng nào? (Hình từ Internet)
Theo điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Kết quả khoa học và công nghệ
...
2. Kết quả khoa học và công nghệ được thể hiện dưới một trong các hình thức sau:
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
....
Căn cứ trên quy định kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;
Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quy định trên như sau:
Kết quả khoa học và công nghệ được công nhận thông qua hình thức Giải thưởng khoa học và công nghệ
Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền công nhận thông qua hình thức đạt giải thưởng về khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định số 13/2019/NĐ-CP bao gồm:
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
2. Giải thưởng Tạ Quang Bửu;
3. Giải thưởng Trần Đại Nghĩa;
4. Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam;
5. Giải thưởng Kovalevskaia;
6. Các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 60/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ.
Theo đó, các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền công nhận thông qua hình thức đạt giải thưởng về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
- Giải thưởng Tạ Quang Bửu;
- Giải thưởng Trần Đại Nghĩa;
- Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam;
- Giải thưởng Kovalevskaia;
- Các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ
Người nước ngoài có được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ hay không?
Theo Điều 2 Nghị định 78/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tác giả, đồng tác giả là người Việt Nam, người nước ngoài có công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và giải thưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về khoa học và công nghệ.
Tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được nhận giải thưởng của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài về khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
3. Cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ.
Căn cứ trên quy định Tác giả, đồng tác giả là người Việt Nam, người nước ngoài có công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
Theo đó, người nước ngoài có công trình, cụm công trình khoa học và công nghệ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
Điều kiện để người nước ngoài có công trình khoa học và công nghệ được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là gì?
Theo Điều 8 Nghị định 78/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 60/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng phải có hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước), được ứng dụng tại Việt Nam.
2. Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 01 năm tính đến thời điểm cơ quan chủ trì tổ chức xét tặng giải thưởng nhận hồ sơ công trình đề nghị xét tặng.
3. Tính đến thời điểm xét tặng giải thưởng, tác giả công trình không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.
4. Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.
Theo đó, người nước ngoài có công trình khoa học và công nghệ được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cần đáp ứng cấc điều kiện sau đây:
(1) Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng phải có hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước), được ứng dụng tại Việt Nam.
(2) Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 01 năm tính đến thời điểm cơ quan chủ trì tổ chức xét tặng giải thưởng nhận hồ sơ công trình đề nghị xét tặng.
(3) Tính đến thời điểm xét tặng giải thưởng, tác giả công trình không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013, cụ thể:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(4) Công trình đề nghị xét tặng giải thưởng là kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước phải được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?