Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư nhân được quy định như thế nào?

Trường hợp 1 cá nhân (là người nước ngoài) bắt đầu xin giấy phép mở phòng khám tư nhân AGA (chuyên trị hói đầu ở nam giới). Sẽ thuê 1 căn hộ hay 1 mặt bằng phù hợp để mở phòng khám với số vốn ban đầu là 1000 usd thì có thể làm thủ tục xin giấy phép được không em? Và nếu được thì cần chuẩn bị những hồ sơ và thủ tục như thế nào?

Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không?

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:

"A. NGÀNH, NGHỀ CHƯA ĐƯỢC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
4. Dịch vụ điều tra và an ninh.
5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).
10. Dịch vụ nổ mìn.
11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
13. Dịch vụ bưu chính công ích.
14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.
16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).
24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam."

Theo như quy định trên, thì việc mở phòng khám tư nhân (cơ sở khám chữa bệnh tư nhân) không thuộc danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài do đó người nước ngoài có thể đầu tư để mở phòng khám tư nhân tại Việt Nam.

Tải về mẫu cấp giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân ở Việt Nam mới nhất 2023: Tại Đây

Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không?

Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Thủ tục mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam được quy định như thế nào?

Để mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam thì đầu tiên cần xin giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020:

"Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
...
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
..."

Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 37, 38 Luật này. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 35, 36, 39, Điều 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, anh/chị có thể tham khảo thêm. Biểu mẫu anh/chị dùng mẫu ban hành theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP hoặc nộp đồng thời hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch Đầu tư.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư nhân được quy định như thế nào?

Giấy phép mở phòng khám theo hướng dẫn tại Điều 42 và Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

“Điều 42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
2. Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.”

Đồng thời, tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CPĐiều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể khi thành lập phòng khám chuyên khoa thì phải đảm bảo về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa.

Như vậy, khi có nhu cầu thành lập phòng khám chuyên khoa thì anh/chị nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Y tế địa phương để được giải quyết.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa (cơ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung) được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

Ngoài ra, để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện tại Điều 19 Luật Khám chữa bệnh năm 2009. Thủ tục, hồ sơ xin cấp chứng chỉ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 26 đến Điều 28 Luật này.

Phòng khám tư nhân
Cơ sở khám bệnh Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở khám bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bác sỹ có được thực hành tại phòng khám tư nhân để cấp chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Quy trình đăng ký kỹ thuật xét nghiệm mới thực hiện tại phòng khám tư nhân thế nào? Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ cho phép áp dụng kỹ thuật xét nghiệm mới?
Pháp luật
Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giá dịch vụ khám bệnh BHYT mới từ 17/11/2023? Nguyên tắc áp dụng giá dịch vụ đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thế nào?
Pháp luật
Theo quy tắc ứng xử tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh những việc mà công chức, viên chức y tế phải làm và không được làm là gì?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa tư nhân muốn hoạt động thì phải đảm bảo các điều kiện gì? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện là gì?
Pháp luật
Phòng khám tư nhân khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì phải báo cáo cho cơ quan nào?
Pháp luật
Bác sĩ nha khoa làm việc tại bệnh viện công lập có được phép mở phòng khám răng – hàm – mặt tư nhân ngoài giờ không?
Pháp luật
Điều kiện, trách nhiệm đối với người phụ trách công tác dược lâm sàng khi làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền là gì?
Pháp luật
Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh gồm những biện pháp nào theo quy định hiện nay?
Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không?
Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám tư nhân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng khám tư nhân
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
6,498 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng khám tư nhân Cơ sở khám bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng khám tư nhân Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở khám bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào