Người nước ngoài có thể trở thành hội viên cá nhân của Hiệp hội Cao su Việt Nam hay không? Quyền lợi của hội viên cá nhân là gì?

Tôi có một câu hỏi như sau: Người nước ngoài có thể trở thành hội viên cá nhân của Hiệp hội Cao su Việt Nam hay không? Quyền lợi của hội viên cá nhân là gì? Câu hỏi của chị Hoàng Phượng ở Bình Dương.

Nghĩa vụ của hội viên cá nhân Hiệp hội Cao su Việt Nam được quy định thế nào?

Theo quy định tại khoản A Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV về nghĩa vụ của hội viên như sau:

Nghĩa vụ và quyền lợi của Hội viên.
A. Nghĩa vụ của hội viên:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước và Điều lệ, nội quy, quy chế, các nghị quyết, quyết định của Hiệp hội. Tích cực tham gia các hoạt động chung theo sự phân công của Hiệp hội.
2. Đóng góp hội phí và các khoản qũy chung theo quy định của Hiệp hội bao gồm:
- Hội phí khi tham gia nhập làm hội viên Hiệp hội và hội phí hàng năm.
- Quỹ có thời hạn, không có lãi do các Hội viên tự nguyện đóng góp theo Nghị quyết của Ban chấp hành Hiệp hội.
- Quỹ sử dụng cho mục đích bảo hiểm, hỗ trợ sản xuất, chế biến cao su, xuất khẩu, nghiên cứu, đào tạo và hoạt động của Hiệp hội do các hội viên tự nguyện đóng góp.
3. Tăng cường phối hợp, liên kết, hỗ trợ với các hội viên khác nhằm đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh có hiệu quả và giảm thiểu tổn thất của mỗi hội viên.
Các hội viên tăng cường liên kết, hợp tác với nhau trong các hoạt động như: liên doanh, nhận uỷ thác với chi phí hợp lý, cung ứng vật tư – nguyên liệu, tiền vốn, cung cấp thông tin về khách hàng, hoạch định chính sách giá cả mua bán trong nước và xuất khẩu, liên kết đấu thầu trả nợ, liên kết trồng mới cao su thâm canh cây trồng, chế biến sản phẩm, trao đổi thông tin, hợp tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, cho mượn – thuê tài sản cố định, tiêu thụ sản phẩm…
...
6. Thực hiện các quy định thông tin, báo cáo lên Hiệp hội những vấn đề theo quy chế hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn Hiệp hội.
...

Theo đó, hội viên cá nhân Hiệp hội Cao su Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại tại khoản A Điều 7 nêu trên.

Hiệp hội Cao su Việt Nam

Hiệp hội Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)

Quyền lợi của hội viên cá nhân Hiệp hội Cao su Việt Nam là gì?

Theo khoản B Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về quyền lợi của hội viên như sau:

Nghĩa vụ và quyền lợi của Hội viên.
...
B. Quyền lợi hội viên:
1. Tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề chung, ứng cử và bầu cử cơ quan quản lý của Hiệp hội và tham gia vào các hoạt động do Hiệp hội tổ chức.
Hội viên liên kết và hội viên danh dự không tham gia ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành và không biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
2. Được cung cấp và cập nhật các thông tin cần thiết về các mặt có liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, khoa học công nghệ… đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3. Được giữ nguyên quyền chủ động của mình trong quan hệ kinh tế, hoạt động đối ngoại; khi cần thiết có thể được Hội ủy quyền thay mặt Hiệp hội trong quan hệ với các tổ chức khác ngoài Hiệp hội, nếu xét thấy việc uỷ nhiệm đó không làm tổn hại đến lợi ích của Hiệp hội, của quốc gia và của hội viên khác trong Hiệp hội.
4. Được hưởng chế độ ưu đãi của Hiệp hội dành cho hội viên. Được Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động, sản xuất kinh doanh, trong quan hệ với khách hàng trong nước và ngoài nước. Được xét hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu ngành hàng cao su khi gặp thiên tai, rủi ro theo khả năng quỹ hỗ trợ của Hiệp hội và theo yêu cầu trực tiếp, chính đáng cụ thể của hội viên.
5. Hội viên ở vùng khó khăn (miền núi, vùng kinh tế mới, định canh, định cư…) được ưu tiên hưởng các quyền ưu đãi của nhà nước dành cho Hiệp hội.
6. Được Hiệp hội giúp đỡ trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, tham quan, khảo sát ở nước ngoài, tham gia các hội trợ, triển lãm, quảng cáo… Hội viên chịu trách nhiệm về chi phí.
7. Được khen thưởng về những kết quả hoạt động đóp góp chung cho Hiệp hội.
8. Được xin ra khỏi Hiệp hội khi tự mình không muốn hoặc không thể tiếp tục tham gia hoạt động với tư cách là hội viên.

Theo đó, hội viên cá nhân Hiệp hội Cao su Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại khoản B Điều 7 nêu trên.

Người nước ngoài có thể trở thành hội viên cá nhân của Hiệp hội Cao su Việt Nam hay không?

Căn cứ Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Cao su Việt Nam như sau:

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành cao su như trồng trọt, sơ chế, chế biến, đào tạo, tài chính, tín dụng, tư vấn và những lĩnh vực khác; không phân biệt cấp quản lý, kể cả các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Cao su Việt Nam; tán thành điều lệ Hiệp hội; tự nguyện có đơn xin gia nhập và đóng góp đầy đủ các hội phí, các quỹ theo quy định đều được xét để công nhận là hội viên. Ban chấp hành Hiệp hội cao su Việt Nam là cơ quan công nhận tư cách hội viên và quy định chi tiết thủ tục kết nạp.
1. Hội viên chính thức: gồm hội viên cá nhân và hội viên tập thể:
1.1. Hội viên cá nhân: Là người Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học về cao su, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hiệp hội và được kết nạp Hiệp hội.
1.2. Hội viên tập thể: là các tổ chức trồng trọt, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ và các trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học về cao su Việt Nam, tán thành Điều lệ Hiệp hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hiệp hội và được kết nạp vào Hiệp hội.
2. Hiệp hội liên kết: Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên doanh hoặc có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động tại Việt Nam, có nhiều đóng góp cho Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và được Ban chấp hành kết nạp vào Hiệp hội.
3. Hội viên danh dự: là các tổ chức và cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và được Ban Chấp hành mời tham gia Hiệp hội.

Như vậy, người nước ngoài không thể trở thành hội viên cá nhân của Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Hiệp hội Cao su Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người nước ngoài có thể trở thành hội viên cá nhân của Hiệp hội Cao su Việt Nam hay không? Quyền lợi của hội viên cá nhân là gì?
Pháp luật
Hiệp hội Cao su Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội là gì?
Pháp luật
Hiệp hội Cao su Việt Nam là tổ chức thế nào? Trụ sở của Hiệp hội Cao su Việt Nam được đặt ở đâu?
Pháp luật
Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Ban Chấp hành họp thường kỳ bao lâu một lần?
Pháp luật
Mục đích hoạt động của Hiệp hội Cao su Việt Nam là gì? Hiệp hội có tư cách pháp nhân hay không?
Pháp luật
Hiệp hội Cao su Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào? Quyền hạn của Hiệp hội được quy định thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết của Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam được thông qua khi đáp ứng điều kiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp hội Cao su Việt Nam
766 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp hội Cao su Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp hội Cao su Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào