Người phải cách ly y tế tập trung phải tự chi trả những khoản nào trong chi phí cách ly y tế tập trung?
Người phải cách ly y tế tập trung phải tự chi trả những khoản nào trong chi phí cách ly y tế tập trung?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ quy định:
"5. Người Việt Nam ở trong nước phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung theo yêu cầu phòng, chống dịch
a) Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự chi trả các chi phí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này.
b) Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí sau đây được ngân sách nhà nước bảo đảm:
- Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung;
- Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2;
- Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b khoản này, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày."
Theo đó, trường hợp cách ly tại cơ sở y tế chỉ phải tự chi trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly y tế tập trung; còn các khoản chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung; Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác) với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày được ngân sách nhà nước bảo đảm. Như vậy, đối với trường hợp mẹ của bà T phải thanh toán chi phí cách ly tập trung, bao gồm cả tiền giường, nhu yếu phẩm,... là không phù hợp theo quy định nêu trên.
Cách ly y tế tập trung
Chi trả chi phí khám, điều trị trong thời gian cách ly y tế tập trung được quy định như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ quy định:
"7. Trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị như sau:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến. Đối với phần chi phí đồng chi trả và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế (nếu có) thì người bị cách ly phải tự chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
b) Người không có thẻ bảo hiểm y tế tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành."
Theo đó, trong thời gian cách ly y tế tập trung, người bị cách ly mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc chi trả chi phí khám, điều trị theo quy định nêu trên.
Như vậy, trường hợp phải cách ly y tế tập trung theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì mẹ của bà T chỉ phải chi trả tiền ăn 80.000 đồng/ngày, còn các chi phí khác trong quá trình cách ly y tế (bao gồm: Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; chi phí tiền giường và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung 40.000 đồng/người/ngày) do ngân sách Nhà nước chi trả. Trường hợp trong thời gian cách ly y tế tập trung, mẹ của bà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị nếu mẹ của bà có thẻ BHYT thì được Quỹ BHYT thanh toán theo quy định của pháp luật về BHYT, nếu không có thẻ BHYT thì tự chi trả toàn bộ chi phí khám, điều trị theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành.
Thời gian cách ly được quy định như thế nào?
Theo mục VI Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 878/QĐ-BYT năm 2020 quy định:
"VI. Thời gian cách ly
Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm."
Như vậy, thời gian cách ly đối với người tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?