Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có được giảm nhẹ khung hình phạt hai lần hay không?
- Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có phải là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt hay không?
- Người có hành vi phạm tội nhưng đã bị kích động trong lúc phạm tội thì có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
- Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có được giảm nhẹ khung hình phạt hai lần hay không?
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có phải là một trong những căn cứ để quyết định hình phạt hay không?
Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015, căn cứ để quyết định hình phạt được quy định như sau:
"Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội."
Có thể thấy, một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt cho người phạm tội là dựa vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có liên quan.
Người có hành vi phạm tội nhưng đã bị kích động trong lúc phạm tội thì có được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
"Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt."
Có thể thấy, việc phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành.
Do đó, nếu có đủ chứng cứ chứng minh được anh bạn thực hiện hành vi phạm tội khi đang bị người khác kích động về tinh thần thì sẽ được Tòa án xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có được giảm nhẹ khung hình phạt hai lần hay không?
Người phạm tội có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có được giảm nhẹ khung hình phạt hai lần hay không? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
"Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”
Như vậy, nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì không được giảm nhẹ khung hình phạt 02 lần mà Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và đảm bảo trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng được thể hiện thông qua đâu ở giai đoạn chuẩn bị theo quy định Luật Xây dựng?
- Thời hạn gia hạn đất cho thuê xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao là bao nhiêu năm?
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Cách viết mẫu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú mẫu 3 213? Trách nhiệm của đảng viên được xin ý kiến chi ủy nơi cư trú?
- Cá nhân được tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng đất theo thời hạn đã được giao, cho thuê khi nào?