Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết là người đủ 70 tuổi trở lên có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người có hành vi gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau nhằm chống chính quyền nhân dân có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết là người đủ 70 tuổi trở lên có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết được xóa án tích theo quyết định của Tòa án khi nào?
Người có hành vi gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau nhằm chống chính quyền nhân dân có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết như sau:
Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, người nào thực hiện hành vi gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Như vậy, người có hành vi gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau nhằm chống chính quyền nhân dân thì phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Hình từ Internet)
Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết là người đủ 70 tuổi trở lên có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
...
Như vậy, người có hành vi gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau nhằm chống chính quyền nhân dân phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết đủ 70 tuổi trở lên được xem là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết được xóa án tích theo quyết định của Tòa án khi nào?
Căn cứ theo Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án như sau:
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án
1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Theo đó, tội phá hoại chính sách đoàn kết là một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015.
Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện theo quy định.
Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?