Người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện thì bị xử phạt thế nào?
- Người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện là bao lâu?
- Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện thì bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 2, khoản 7 Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi nghiên cứu tạo ra, phân tích thử nghiệm, cách ly sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen tại các nơi không được phép thực hiện.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4, 5 Điều này gây ra.
Theo quy định trên, người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm.
Sinh vật biến đổi gen (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người phân tích thử nghiệm sinh vật biến đổi gen tại nơi không được phép thực hiện là 02 năm.
Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Thông tư 20/2012/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen
1. Các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được phép thực hiện tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen tương ứng theo 04 cấp độ về an toàn sinh học.
2. Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chỉ được phép thực hiện các hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định công nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trong trường hợp có nhu cầu thực hiện nội dung hoạt động nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen ngoài phạm vi đã được phê duyệt, Phòng thí nghiệm hoặc cơ quan chủ quản Phòng thí nghiệm phải đăng ký để được điều chỉnh phạm vi nội dung hoạt động ghi trong Giấy chứng nhận.
4. Hoạt động nghiên cứu của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen chịu sự giám sát của các cơ quan phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác.
5. Phòng thí nghiệm, tổ chức có phòng thí nghiệm đã được công nhận phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn sinh học khi nghiên cứu sinh vật biến đổi gen.
Như vậy, Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen hoạt động dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?