Người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy có vi phạm pháp luật không?
Người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, người phát hiện cháy phải báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau:
- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
Như vậy, người phát hiện cháy không bắt buộc phải báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy. Do đó, người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy sẽ không vi phạm pháp luật nếu báo cháy với các đơn vị khác nêu trên.
Người phát hiện cháy không báo cháy với chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet).
Hành vi không báo cháy bị phạt hành chính bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về thông báo cháy, sự cố, tai nạn như sau:
Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Và, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên, người có hành vi không báo cháy sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì sẽ có mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Số điện thoại báo cháy được thống nhất trên cả nước là số?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 có quy định về thông tin báo cháy và chữa cháy như sau:
Thông tin báo cháy và chữa cháy
Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.
Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114. Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.
Như vậy, theo quy định nêu trên, số điện thoại báo cháy được thống nhất trên cả nước là 114.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?