Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào?

Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào? Hình thức cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp đột xuất được thực hiện như thế nào?

Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:

Theo đó, Người phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất bất thường sau:

- Khi thấy cần thiết phải thông tin cho báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng, có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận;

- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a, khoản 1 Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024;

Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối không phát ngôn và không cung cấp thông tin cho báo chí đối với những trường hợp quy định tại Điều 8 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024;

- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn phối hợp với Văn phòng Bộ yêu cầu cơ quan báo chí đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật;

- Khi trên báo chí xuất hiện thông tin đột xuất, quan trọng, gây tác động lớn trong dư luận xã hội, đơn vị chuyên môn có liên quan phải chuẩn bị thông tin ban đầu để Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn phản hồi cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ thời điểm báo chí đưa tin.

Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp đột xuất nào?

Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Hình thức cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp đột xuất được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:

Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
...
2. Hình thức cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
3. Sau khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn phải báo cáo Bộ trưởng về nội dung thông tin đã phát ngôn và cung cấp.

Theo đó, hình thức cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp đột xuất được thực hiện bao gồm:

- Tổ chức họp báo.

- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương; trên các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm báo chí của các đơn vị, các cơ quan báo chí thuộc Bộ.

- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.

- Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.

- Thông tin bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí, họp báo do các ban, bộ, ngành chức năng của Trung ương và địa phương tổ chức khi được yêu cầu.

- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

(Nội dung được dẫn chiếu tại Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024)

Người phát ngôn có được nhân danh cho Bộ Công thương thực hiện việc phát ngôn cho báo chí không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 2389/QĐ-BCT năm 2024 có quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
1. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh, đại diện cho Bộ Công Thương thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Bộ Công Thương cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này để trả lời các nội dung do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng và trao đổi, báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách về nội dung trước khi công bố; phối hợp với Văn phòng Bộ để tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và không cung cấp thông tin cho báo chí đối với những trường hợp quy định tại Điều 8 Quy chế này.
5. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
...

Theo đó, người phát ngôn sẽ được quyền nhân danh cho Bộ Công thương thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương? Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương là ai?
Pháp luật
Cá nhân thuộc Bộ Công thương có được phép nhân danh Bộ Công thương phát ngôn cho báo chí không?
Pháp luật
Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào?
Pháp luật
05 thông tin được phép cung cấp cho báo chí của Bộ Công thương bao gồm những thông tin nào theo quy định?
Pháp luật
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
Pháp luật
Người phỏng vấn có phải thông báo trước cho người được phỏng vấn biết câu hỏi phỏng vấn hay không?
Pháp luật
Những đối tượng nào được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Công an cấp tỉnh?
Pháp luật
Trong Tổng cục Thuế, người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
69 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào