Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có được ủy quyền tiếp cho người khác không?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm gì?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương được căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh bao gồm:
a) Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Trường hợp Tổng cục trưởng, Cục trưởng không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
...
Căn cứ trên quy định Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương;
- Trường hợp Cục trưởng không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Như vậy, Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương không bắt buộc phải là Cục trưởng.
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng? (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có được ủy quyền tiếp cho người khác không?
Việc ủy quyền phát ngôn được căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ, tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người được ủy quyền phát ngôn và văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
...
Theo đó, Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm gì?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm được căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
- Được nhân danh đơn vị để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của đơn vị theo quy định của Quy chế này;
- Được nhân danh Bộ Tư pháp để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền;
- Đề nghị các đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Hệ thống Thi hành án dân sự phối hợp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật;
- Từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 6 Quy chế này;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
- Yêu cầu cơ quan báo chí phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về các hoạt động và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?