Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính bao gồm những ai và có những quyền gì?
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1617/QĐ-BTC năm 2017 quy định như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Người phát ngôn) bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Một Thứ trưởng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí;
Họ tên, chức vụ, điện thoại, email của Người phát ngôn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn), trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Bộ trưởng ký văn bản giao nhiệm vụ.
c) Người được ủy quyền phát ngôn gồm: Các Thứ trưởng Bộ Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính hoặc người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề liên quan (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn).
...
Theo đó, Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Một Thứ trưởng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí;
Họ tên, chức vụ, điện thoại, email của Người phát ngôn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn), trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Bộ trưởng ký văn bản giao nhiệm vụ.
Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1617/QĐ-BTC năm 2017 quy định cụ thể:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Trang thông tin điện tử và các ấn phẩm báo chí, tuyên truyền của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan báo chí ngành Tài chính.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khi được yêu cầu.
6. Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Như vậy, việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính sẽ được thực hiện theo hình thức sau:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Trang thông tin điện tử và các ấn phẩm báo chí, tuyên truyền của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan báo chí ngành Tài chính.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khi được yêu cầu.
- Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà Người phát ngôn đã phát ngôn, Người phát ngôn có quyền ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1617/QĐ-BTC năm 2017 quy định cụ thể:
- Người phát ngôn được nhân danh đại diện Bộ Tài chính hoặc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Người phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy chế này để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Tài chính khi có yêu cầu của Người phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.
- Người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?