Người phiên dịch, dịch thuật khi tham gia tố tụng có cần phải có văn bằng, chứng chỉ gì về vấn đề mình sẽ phiên dịch hay dịch thuật không?
Người phiên dịch, dịch thuật
Căn cứ theo khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về người phiên dịch, dịch thuật như sau:
"Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt."
Quyền của người phiên dịch, dịch thuật
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người phiên dịch, dịch thuật như sau:
"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật."
Người phiên dịch, dịch thuật
Nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật
Căn cứ theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật như sau:
"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó."
Khi nào thì sẽ cần tới người phiên dịch
Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sử dụng tiếng nói và chữ viết như sau:
"Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch."
Vì điều luật này có quy định rõ rằng người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Vậy nên có những trường hợp người tham gia tố tụng không biết nói, không thể sử dụng hoặc không thể nói, không thể sủ dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì lúc này sẽ cần tới người phiên dịch, dịch thuật.
Tại Điều 263 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp cần người phiên dịch như sau:
"Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa
1. Trường hợp bị cáo, bị hại, đương sự, người làm chứng không biết tiếng Việt, là người câm, người điếc thì người phiên dịch phải dịch cho họ nghe, hiểu lời trình bày, các câu hỏi, câu trả lời tại phiên tòa, nội dung quyết định của Hội đồng xét xử và các vấn đề khác có liên quan đến họ.
2. Người phiên dịch phải dịch lời trình bày, câu hỏi, câu trả lời của những người quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Việt cho Hội đồng xét xử và người khác tham gia phiên tòa cùng nghe."
Khoản 5, khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
"Điều 70: Người phiên dịch, dịch thuật
...
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù."
Người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay chưa có quy định về việc người phiên dịch, người dịch thuật khi tham gia tố tụng hình sự có cần văn bằng, chứng chỉ không. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì hiện nay, người phiên dịch, dịch thuật chỉ cần có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu. Dù không quy định về việc người phiên dịch, dịch thuật cần phải có văn bằng, chứng chỉ hay không song, Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam vẫn có những quy định về quyền và nghĩa vụ liên quan tới người phiên dịch, dịch thuật. Đây được xem là sự linh hoạt, mềm dẻo trong pháp luật Việt Nam.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp và gửi tới bạn về người phiên dịch. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?