Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có trình độ như thế nào?
- Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có trình độ như thế nào?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có cần đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ được tiến hành quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi nào?
Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có trình độ như thế nào?
Điều kiện đối với người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm và những quy định sau đây:
...
b) Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
c) Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
...
Như vậy, theo quy định, người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải:
- Có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm;
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan.
Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe có cần đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
Việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:
...
3. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
a) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
b) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
...
Theo quy định thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc đối tượng phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo.
Do đó, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Khi đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, cơ sở sản xuất thực phẩm còn phải tuân thủ các quy định sau:
(1) Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh";
Chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền;
(2) Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo theo quy định tại mục (1) nêu trên;
(3) Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọc "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh", nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ được tiến hành quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi nào?
Việc tiến hành quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm
...
6. Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.
Như vậy, theo quy định, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ được tiến hành quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?