Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước có được thuê chuyên gia, tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ không?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước là ai?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước có được thuê chuyên gia, tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ không?
- Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của ai?
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước là ai?
Người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ: Là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
3. Người có liên quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
Như vậy, người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của doanh nghiệp giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước là ai? (Hình từ Internet)
Người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước có được thuê chuyên gia, tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ không?
Quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ
...
2. Quyền hạn:
a) Đề xuất với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;
b) Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn, thuê dịch vụ kiểm toán tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;
c) Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các quyền hạn quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Theo quy định thì người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước được quyền đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn, thuê dịch vụ kiểm toán tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
Như vậy, người phụ trách kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước chỉ được quyền đề xuất, không có quyền thuê chuyên gia, tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ.
Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của ai?
Quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ trong quá trình kiểm toán được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 05/2019/NĐ-CP như sau:
Báo cáo đột xuất và tham vấn chuyên môn
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
2. Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, theo quy định, trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?