Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp phải báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ cho ai?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng và duy trì một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng phải không?
- Các yêu cầu đối với một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm toán nội bộ là gì?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp phải báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ cho ai?
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng và duy trì một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng phải không?
Theo Mục 1300 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định:
1300 - Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải xây dựng và duy trì một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng cho tất cả các khía cạnh của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Diễn giải chuẩn mực:
Một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng được thiết kế nhằm đánh giá mức độ tuân thủ của bộ phận kiểm toán nội bộ đối với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ cũng như đánh giá việc người làm công tác kiểm toán nội bộ áp dụng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ như thế nào. Chương trình cũng đánh giá tính hiệu quả và hiệu suất của bộ phận kiểm toán nội bộ và nhận diện các cơ hội cải thiện. Người phụ trách kiểm toán nội bộ nên đề xuất cấp quản trị cao nhất giám sát chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Theo đó, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải xây dựng và duy trì một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng cho tất cả các khía cạnh của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp (hình từ Internet)
Các yêu cầu đối với một chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm toán nội bộ là gì?
Chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng nên bao gồm cả những đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập.
Cụ thể theo Mục 1311, Mục 1312 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có nêu thì:
* Đánh giá nội bộ:
Đánh giá nội bộ phải bao gồm:
- Giám sát thường xuyên việc thực hiện của bộ phận kiểm toán nội bộ.
- Đánh giá định kỳ do kiểm toán nội bộ tự thực hiện.
Diễn giải chuẩn mực:
Hoạt động giám sát thường xuyên là một phần không tách rời của hoạt động giám sát, soát xét và đánh giá hàng ngày của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hoạt động giám sát thường xuyên được lồng ghép trong các chính sách và hướng dẫn mang tính chất liên tục được sử dụng để quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hoạt động giám sát sử dụng các quy trình, công cụ và thông tin cần thiết để đánh giá mức độ tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Các đánh giá định kỳ được thực hiện để đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán nội bộ và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Kiến thức chuyên môn về kiểm toán nội bộ đầy đủ đòi hỏi tối thiểu phải hiểu về tất cả các nội dung của chuẩn mực kiểm toán nội bộ.
* Đánh giá độc lập:
Việc đánh giá độc lập có thể được một chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia độc lập có chuyên môn từ bên ngoài đơn vị thực hiện ít nhất năm (05) năm một lần. Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải thảo luận với cấp quản trị cao nhất về:
- Hình thức và tần suất của việc đánh giá độc lập.
- Bằng cấp, trình độ chuyên môn, các kỹ năng cũng như tính độc lập của chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia đánh giá độc lập, bao gồm cả các xung đột lợi ích có thể xảy ra.
Diễn giải chuẩn mực:
Các đánh giá độc lập có thể đạt được thông qua một cuộc đánh giá toàn diện do chuyên gia đánh giá độc lập thực hiện hoặc do đơn vị tự đánh giá và được chuyên gia đánh giá độc lập xác nhận.
Một chuyên gia hay một nhóm chuyên gia đánh giá độc lập có chuyên môn thể hiện năng lực chuyên môn ở hai nội dung gồm: thực hành chuyên môn về kiểm toán nội bộ và quy trình đánh giá độc lập.
Năng lực chuyên môn có thể được thể hiện thông qua việc kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế và lý thuyết chuyên môn.
Kinh nghiệm thực tế từ các đơn vị có cùng quy mô, cùng tính chất phức tạp, cùng ngành nghề hay lĩnh vực cũng như các vấn đề kỹ thuật phù hợp sẽ mang lại nhiều giá trị hơn trong công tác đánh giá độc lập.
Trong trường hợp một nhóm chuyên gia độc lập thì không nhất thiết từng chuyên gia phải có đủ tất cả các năng lực cần thiết mà năng lực chuyên môn được xét tổng thể cho cả nhóm.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ sử dụng xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá xem liệu chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia đánh giá độc lập có thể hiện được các năng lực chuyên môn cần thiết hay không.
Chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia đánh giá độc lập là những người không có bất kỳ một xung đột lợi ích nào cũng như không là người của đơn vị hoặc chịu sự kiểm soát của đơn vị có hoạt động kiểm toán nội bộ cần được đánh giá.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ nên đề xuất cấp quản trị cao nhất giám sát đánh giá độc lập để làm giảm các xung đột lợi ích hiện hữu hoặc tiềm tàng.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp phải báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ cho ai?
Căn cứ tại Mục 1320 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định về báo cáo về chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng như sau:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ với ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất của đơn vị. Báo cáo nên bao gồm:
- Phạm vi và tần suất của các báo cáo đánh giá nội bộ và báo cáo đánh giá độc lập.
- Trình độ và tính độc lập của chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia đánh giá độc lập, bao gồm cả các xung đột lợi ích tiềm tàng.
- Những kết luận của chuyên gia đánh giá.
- Các biện pháp khắc phục.
Diễn giải chuẩn mực:
Hình thức, nội dung và tần suất báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ được xác định thông qua việc trao đổi và lấy ý kiến của ban điều hành cấp cao đơn vị và cấp quản trị cao nhất có xem xét đến trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ và của người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định trong quy chế kiểm toán nội bộ.
Để đảm bảo tính tuân thủ chuẩn mực và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ, kết quả đánh giá độc lập và đánh giá nội bộ định kỳ được báo cáo ngay khi các cuộc đánh giá được hoàn tất và kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên được báo cáo ít nhất một năm một lần.
Các kết quả bao gồm đánh giá của chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia về mức độ tuân thủ của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Theo đó, người phụ trách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp phải báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ với ban điều hành cấp cao và cấp quản trị cao nhất của đơn vị
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?