Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính độc lập về mặt tổ chức như thế nào?
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính độc lập về mặt tổ chức như thế nào?
Theo Mục 1110 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định về tính độc lập về mặt tổ chức của người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp như sau:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền trong đơn vị cho phép bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện các trách nhiệm của mình.
Ít nhất mỗi năm một lần, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải xác nhận tính độc lập về mặt tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ với cấp quản trị cao nhất.
* Diễn giải chuẩn mực:
Tính độc lập về mặt tổ chức đạt được một cách hiệu quả khi người phụ trách kiểm toán nội bộ báo cáo chuyên môn cho cấp quản trị cao nhất.
Ví dụ báo cáo chuyên môn cho cấp quản trị cao nhất được thể hiện thông qua việc cấp quản trị cao nhất tham gia:
- Phê duyệt quy chế kiểm toán nội bộ;
- Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro;
- Phê duyệt ngân sách và kế hoạch nguồn lực kiểm toán nội bộ;
- Nhận các báo cáo từ người phụ trách kiểm toán nội bộ về việc thực hiện kiểm toán nội bộ theo kế hoạch kiểm toán và các vấn đề khác có liên quan;
- Phê duyệt các quyết định liên quan đến việc bổ nhiệm và miễn nhiệm vị trí người phụ trách kiểm toán nội bộ;
- Phê duyệt mức lương của người phụ trách kiểm toán nội bộ;
- Thực hiện các chất vấn cần thiết đối với ban điều hành cấp cao của đơn vị và người phụ trách kiểm toán nội bộ nhằm xác định liệu phạm vi kiểm toán có không phù hợp hay có tồn tại những hạn chế về nguồn lực kiểm toán nội bộ.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ không bị can thiệp trong việc xác định phạm vi công việc, thực hiện nhiệm vụ cũng như báo cáo kết quả trao đổi.
Nếu có sự can thiệp, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải trình bày với cấp quản trị cao nhất và thảo luận những ảnh hưởng của sự can thiệp đó.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp (hình từ Internet)
Vai trò của người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài phạm vi kiểm toán nội bộ là gì?
Theo Mục 1112 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC quy định như sau:
Vai trò của người phụ trách kiểm toán nội bộ ngoài phạm vi kiểm toán nội bộ
Khi người phụ trách kiểm toán nội bộ đang hoặc sẽ kiêm nhiệm công việc ngoài phạm vi hoạt động kiểm toán nội bộ thì cần phải có biện pháp kiểm soát để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập hoặc khách quan.
Diễn giải chuẩn mực:
Người phụ trách kiểm toán nội bộ có thể được yêu cầu giữ thêm vai trò và trách nhiệm ngoài hoạt động kiểm toán nội bộ như thực hiện các hoạt động tuân thủ hoặc quản lý rủi ro. Những vai trò và trách nhiệm này có thể làm suy giảm hoặc có biểu hiện suy giảm đến tính độc lập về mặt tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc tính khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ. Các biện pháp bảo vệ là những hoạt động giám sát thường được cấp quản trị cao nhất thực hiện để xử lý với những suy giảm tiềm ẩn và có thể bao gồm các hoạt động như đánh giá định kỳ các kênh báo cáo, các trách nhiệm và xây dựng các quy trình thay thế để có được sự đảm bảo liên quan đến lĩnh vực mà người phụ trách kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm.
Người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp có trách nhiệm và quyền hạn thế nào?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp:
1. Trách nhiệm:
- Quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
- Đảm bảo nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ;
- Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán nội bộ;
- Báo cáo các đối tượng khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Có ý kiến khi có đề nghị tham vấn của người phụ trách kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc;
- Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện;
- Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Quyền hạn:
- Đề xuất với các đối tượng ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;
- Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn, thuê dịch vụ kiểm toán tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;
- Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quyền hạn quy định tại điểm a, b, điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP;
- Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?