Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
- Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có được sắp xếp công việc mới khi hết thời gian bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại không?
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
Theo khoản 8 Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
...
5. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
7. Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
8. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
9. Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, người có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng) thì được xem xét bổ nhiệm chức vụ người quản lý doanh nghiệp. Nếu thời gian đảm nhiệm chức vụ không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương).
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm? (hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 159/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP) thì hồ sơ bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
(1) Tờ trình về việc đề nghị bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
(2) Bảng tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm.
(3) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cấp có thẩm quyền xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4 x 6 cm và đóng dấu, ảnh chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
(4) Bản tự kiểm điểm 03 năm công tác gần nhất.
(5) Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp có thẩm quyền về:
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ;
- Về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó, thể hiện rõ sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có);
- Về uy tín và triển vọng phát triển.
(6) Nhận xét, đánh giá của cấp ủy cùng cấp.
(7) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị theo quy định.
(8) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình.
Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
(9) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
(10) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm.
Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
(11) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
(12) Các kết luận kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan (nếu có).
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có được sắp xếp công việc mới khi hết thời gian bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại không?
Theo điểm a khoản 3 Điều 17 Thông tư 01/2022/TT-BQP quy định như sau:
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật, chuyển ra ngoài quân đội, kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ
...
3. Trường hợp không thực hiện bổ nhiệm lại
a) Người quản lý, Kiểm soát viên khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại hoặc không được bổ nhiệm chức vụ mới thì cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư này xem xét bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp tính đến thời điểm thôi phục vụ tại ngũ, Người quản lý, Kiểm soát viên còn dưới 24 tháng công tác thì không thực hiện quy trình bổ nhiệm lại, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý đến thời điểm thôi phục vụ tại ngũ, bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
c) Việc kéo dài thời gian giữ chức vụ quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 159/2020/NĐ-CP;
d) Kiểm soát viên khi thôi phục vụ tại ngũ, chế độ chính sách thực hiện tại Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được giao quản lý Kiểm soát viên tại đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại hoặc không được bổ nhiệm chức vụ mới thì cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BQP xem xét bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?