Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Có bao nhiêu hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:
Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
Theo đó, có 04 hình thức kỷ luật áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Các hành vi vi phạm của người quản lý nhà nước được chia thành 4 mức độ nghiêm trọng:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không? (Hình từ Internet).
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 159/2020/NĐ-CP về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định này.
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào doanh nghiệp.
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc và đối với trường hợp này phải có thông báo của cấp có thẩm quyền.
Khi xem xét kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước cần căn cứ vào các khía cạnh nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
...
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ đổ xem xét miễn trách nhiệm kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật nêu trên thì khi xem xét xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước cần phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Căn cứ vào thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
Xem xét các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ đổ xem xét miễn trách nhiệm kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?