Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nhận thấy vi phạm của cấp dưới có liên quan đến mình thì có được xin từ chức hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nhận thấy vi phạm của cấp dưới có liên quan đến mình thì có được xin từ chức hay không?
- Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải không được từ chức trong những trường hợp nào?
- Thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nhận thấy vi phạm của cấp dưới có liên quan đến mình thì có được xin từ chức hay không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 22 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc xin từ chức đối với doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp
1. Từ chức
a) Người quản lý doanh nghiệp được từ chức một trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ uy tín để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Do nhận thấy vi phạm khuyết điểm của tổng công ty, công ty hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình;
- Có nguyện vọng xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được xin từ chức nếu nhận thấy vi phạm khuyết điểm của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nhận thấy vi phạm của cấp dưới có liên quan đến mình thì có được xin từ chức hay không? (Hình từ Internet)
Người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải không được từ chức trong những trường hợp nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 22 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc xin từ chức đối với doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp
1. Từ chức
...
b) Người quản lý doanh nghiệp không được từ chức một trong các trường hợp sau:
- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
- Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.
...
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải không được từ chức nếu thuộc các trường hợp sau đây:
(1) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật mà chưa hoàn thành nhiệm vụ, cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, nếu từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ được giao;
(2) Đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật hoặc bị xem xét kỷ luật về đảng, chính quyền.
Thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm đối với chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 754/QĐ-BGTVT năm 2019 quy định về việc xin từ chức đối với doanh nghiệp như sau:
Đối với doanh nghiệp
1. Từ chức
...
c) Thủ tục xem xét cho từ chức
- Người quản lý doanh nghiệp xin từ chức phải viết đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định cho từ chức, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phải xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự thay thế.
- Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, thủ tục xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện như sau:
(1) Người quản lý doanh nghiệp xin từ chức phải viết đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(2) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tổng hợp, đề xuất ý kiến từng trường hợp cụ thể trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.
(3) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất.
(4) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(5) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày nhận được đơn từ chức của người quản lý doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lưu ý: Người quản lý doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức thì vẫn phải thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?