Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
- Căn cứ đánh giá phân loại người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là gì?
- Việc đánh giá người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung nào?
- Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ đánh giá phân loại người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là gì?
Cưn cứ Điều 34 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về căn cứ đánh giá đối với người quản lý như sau:
Căn cứ đánh giá
Căn cứ đánh giá đối với người quản lý bao gồm:
1. Điều lệ của đơn vị;
2. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật;
3. Kế hoạch công tác năm của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, theo quy định thì căn cứ đánh giá đối với người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
(1) Điều lệ của đơn vị;
(2) Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật;
(3) Kế hoạch công tác năm của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ đánh giá phân loại người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là gì? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 37 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về nội dung đánh giá như sau:
Nội dung đánh giá
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gồm:
a) Kết quả việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao;
b) Kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
2. Kết quả giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đối với đơn vị theo quy định của pháp luật.
3. Việc thực hiện Điều lệ của đơn vị.
4. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của đơn vị.
5. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
6. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
7. Tham gia các hoạt động do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.
Như vậy, theo quy định thì nội dung đánh giá đối với người quản lý bao gồm:
(1) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Kết quả giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan có thẩm quyền đối với đơn vị theo quy định của pháp luật.
(3) Việc thực hiện Điều lệ của đơn vị.
(4) Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của đơn vị.
(5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
(6) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
(7) Tham gia các hoạt động do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.
Người quản lý tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Căn cứ Điều 39 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với người quản lý như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Người quản lý được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đạt được tất cả các tiêu chí sau:
1. Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành trên 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;
2. Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của đơn vị;
3. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
4. Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
5. Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.
Như vậy, theo quy định, người quản lý muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
(1) Đơn vị (hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách) hoàn thành trên 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan;
(2) Luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của đơn vị;
(3) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;
(4) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị hoặc đơn vị thành viên, lĩnh vực được giao phụ trách hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
(5) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do chủ sở hữu, đơn vị tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?