Người quảng cáo hàng hoá thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo với hàng hoá cùng loại khác không?

Cho tôi hỏi: Người quảng cáo hàng hoá thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo và chất lượng hàng hoá cùng loại khác không? Người phát hành quảng cáo hàng hoá thương mại trên mạng phải bảo đảm các yêu cầu nào? Câu hỏi của anh D (Long An).

Xúc tiến thương mại có bao gồm hoạt động quảng cáo hàng hóa thương mại hay không?

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
...
10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Đồng thời, tại Điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định về quảng cáo thương mại như sau:

Quảng cáo thương mại
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.

Theo quy định, quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá thương mại của mình.

Như vậy, xúc tiến thương mại có bao gồm các hoạt động quảng cáo hàng hóa thương mại để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình từ đó thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.

Người quảng cáo hàng hoá thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo với hàng hoá cùng loại khác không?

Người quảng cáo hàng hoá thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo với hàng hoá cùng loại khác không? (Hình từ Internet)

Người quảng cáo hàng hóa thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo với hàng hoá cùng loại khác không?

Căn cứ Điều 109 Luật Thương mại 2005 và điểm b khoản 3 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:

Các quảng cáo thương mại bị cấm
1. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
4. Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
5. Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
6. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
8. Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
9. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, việc người quảng cáo hàng hoá thương mại so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo và chất lượng hàng hoá cùng loại khác là sự cạnh tranh không lành mạnh và bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo thương mại.

Người phát hành quảng cáo hàng hóa thương mại trên mạng phải bảo đảm các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 106 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Phương tiện quảng cáo thương mại
1. Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại.
2. Phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:
a) Các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Các phương tiện truyền tin;
c) Các loại xuất bản phẩm;
d) Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;
đ) Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

Theo đó, phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:

- Các phương tiện thông tin đại chúng;

- Các phương tiện truyền tin;

- Các loại xuất bản phẩm;

- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;

- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

Như vậy, quảng cáo trên mạng được xem là một phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng để quảng cáo thương mại.

Đồng thời, tại Điều 107 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại
1. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại quy định tại Điều 106 của Luật này phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;
b) Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
c) Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, theo quy định, người phát hành quảng cáo hàng hoá thương mại trên mạng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;

- Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;

- Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.

Quảng cáo thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân Việt Nam có được quảng cáo thương mại không? Thương nhân Việt Nam sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Pháp luật
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại là gì? Quảng cáo thương mại được thực hiện thông qua những phương tiện nào?
Pháp luật
Quảng cáo thương mại trên phương tiện thông tin đại chúng có được xem là hoạt động xúc tiến thương mại không?
Pháp luật
Người quảng cáo hàng hoá thương mại có được so sánh chất lượng hàng hoá quảng cáo với hàng hoá cùng loại khác không?
Pháp luật
Thương nhân nước ngoài được tự mình quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình tại Việt Nam không?
Pháp luật
Bên thuê quảng cáo thương mại có phải chịu trách nhiệm trong trường hợp thông tin quảng cáo đã phát hành là không đúng sự thật hay không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của công ty kinh doanh tôm giống có được thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại?
Pháp luật
Quảng cáo thương mại là gì? Những trường hợp nào bị cấm khi thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại?
Pháp luật
Quảng cáo hàng hóa bằng việc so sánh chất lượng hàng hóa với công ty đối thủ nhưng không chứng minh được nội dung thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước có được Quảng cáo Thương mại không? Nguyên tắc chung về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo thương mại
889 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào