Người sở hữu chứng khoán phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung trước hay sau khi chuyển quyền sở hữu chứng khoán?
- Thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán đối với cá nhân trong nước gồm những thông tin nào?
- Khi đăng ký thông tin của người sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán phải đảm bảo những thông tin nào?
- Người sở hữu chứng khoán phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung trước hay sau khi chuyển quyền sở hữu chứng khoán?
Thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán đối với cá nhân trong nước gồm những thông tin nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định về thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán như sau:
Giải thích từ ngữ
Tại Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán: là số hiệu, ngày cấp các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp cho tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán được VSD ghi nhận để theo dõi, xác định và quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán trên hệ thống của VSD, cụ thể:
+ Đối với cá nhân trong nước: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và ngày cấp;
+ Đối với tổ chức trong nước/hộ kinh doanh: Số Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác và ngày cấp;
+ Đối với tổ chức là Thành viên lưu ký của VSD: Số Giấy chứng nhận thành viên lưu ký do VSD cấp và ngày cấp;
+ Đối với cá nhân/tổ chức nước ngoài: Mã số giao dịch chứng khoán (trading code) và ngày cấp;
+ Đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Số Quyết định thoái vốn/Quyết định cử người đại diện vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp và ngày ký Quyết định;
+ Các giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định pháp luật.
...
Theo quy định trên thì thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán là số hiệu, ngày cấp các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp cho tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán được Trung tâm Lưu ký chứng khoán ghi nhận để theo dõi, xác định và quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán trên hệ thống của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Đối với người sở hữu chứng khoán là cá nhân người Việt Nam thì thông tin nhận diện là số chứng minh nhân dân/căn cước công dân và ngày cấp.
Khi đăng ký thông tin của người sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán phải đảm bảo những thông tin nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định về thông tin của người sở hữu chứng khoán như sau:
Thông tin về chứng khoán đăng ký
1. TCPH thực hiện đăng ký các thông tin sau tại VSD:
a. Thông tin về TCPH bao gồm:
- Tên đầy đủ;
- Tên giao dịch/tên viết tắt/tên tiếng anh;
- Trụ sở chính, số điện thoại, fax;
- Địa chỉ thư điện tử nhận hóa đơn điện tử;
- Vốn điều lệ, vốn thực góp;
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác;
- Mã số thuế;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Người đại diện liên hệ.
b. Thông tin về chứng khoán phát hành bao gồm:
- Tổng số lượng và giá trị chứng khoán phát hành;
- Tổng số lượng và giá trị chứng khoán phát hành theo từng loại (chứng khoán tự do chuyển nhượng, chứng khoán chuyển nhượng có điều kiện…);
- Số lượng chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
c. Thông tin về người sở hữu chứng khoán bao gồm:
- Họ, tên;
- Thông tin nhận diện tổ chức, cá nhân;
- Quốc tịch;
- Loại hình người sở hữu (cá nhân, tổ chức, trong nước, ngoài nước);
- Thông tin nhà đầu tư chuyên nghiệp/chiến lược (đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ);
- Địa chỉ liên hệ;
- Địa chỉ thư điện tử;
- Điện thoại;
- Số lượng và loại chứng khoán sở hữu;
- Tài khoản lưu ký chứng khoán trong trường hợp người sở hữu chứng khoán có nhu cầu đăng ký chứng khoán đồng thời với lưu ký chứng khoán.
2. TCPH thực hiện đăng ký các thông tin theo hồ sơ đăng ký chứng khoán quy định tại Điều 7, Điều 11 Quy chế này.
Như vậy, tổ chức phát hành khi đăng ký thông tin của người sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán cần đảm bảo những thông tin như:
- Họ, tên;
- Thông tin nhận diện tổ chức, cá nhân;
- Quốc tịch;
- Loại hình người sở hữu (cá nhân, tổ chức, trong nước, ngoài nước);
- Thông tin nhà đầu tư chuyên nghiệp/chiến lược (đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ);
- Địa chỉ liên hệ;
- Địa chỉ thư điện tử;
- Điện thoại;
- Số lượng và loại chứng khoán sở hữu;
- Tài khoản lưu ký chứng khoán trong trường hợp người sở hữu chứng khoán có nhu cầu đăng ký chứng khoán đồng thời với lưu ký chứng khoán.
Người sở hữu chứng khoán phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung trước hay sau khi chuyển quyền sở hữu chứng khoán?
Người sở hữu chứng khoán phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung trước hay sau khi chuyển quyền sở hữu chứng khoán? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 25 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định về lưu ký chứng khoán trước khi chuyển quyền sở hữu như sau:
Lưu ký chứng khoán trước khi chuyển quyền sở hữu
Người sở hữu chứng khoán đã đăng ký tại VSD phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung tại VSD trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu trừ các trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC.
Đối với trường hợp bên chuyển quyền sở hữu bị mất tích, chết, định cư ở nước ngoài không liên lạc được, hồ sơ chuyển quyền sở hữu cần bổ sung bản sao hợp lệ Giấy chứng tử/Tài liệu chứng minh người sở hữu chứng khoán mất tích, định cư ở nước ngoài không liên lạc được do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Như vậy, người sở hữu chứng khoán đã đăng ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực phải thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung tại VSD trước khi thực hiện chuyển quyền sở hữu, trừ các trường hợp tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
- Bên chuyển quyền sở hữu chứng khoán bị mất tích, chết, định cư ở nước ngoài không liên lạc được;
- Tổ chức phát hành, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty; tổ chức phát hành, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của cán bộ, công nhân viên được mua ưu đãi theo quy định pháp luật về cổ phần hóa;
- Chuyển quyền sở hữu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của trọng tài hoặc quyết định của cơ quan thi hành án;
- Chuyển quyền sở hữu do tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, giải thể hộ kinh doanh mà bên chuyển quyền sở hữu không còn tồn tại do đã hoàn tất các thủ tục tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp, giải thể hộ kinh doanh;
- Các trường hợp khác sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?