Người sử dụng đất nông nghiệp có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích không?
- Người sử dụng đất nông nghiệp có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích không?
- Người sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu có phải lập phương án sử dụng đất?
- Nhà nước có phải bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất không?
Người sử dụng đất nông nghiệp có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 178 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Đất nông nghiệp do cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng
1. Đất nông nghiệp do cá nhân sử dụng bao gồm đất nông nghiệp được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác; do nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước giao cho cá nhân được quy định như sau:
a) Cá nhân đã được Nhà nước giao đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này;
b) Đối với những địa phương chưa thực hiện việc giao đất cho cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất lập phương án giao đất và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất;
c) Đối với những địa phương mà Ủy ban nhân dân các cấp đã hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thương lượng điều chỉnh đất cho nhau trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và đang sử dụng ổn định thì được tiếp tục sử dụng.
3. Người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo quy định tại Điều 218 của Luật này; được sử dụng một diện tích đất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất trồng lúa thì thực hiện theo quy định tại Điều 182 của Luật này.
...
Theo đó, người sử dụng đất nông nghiệp sẽ được phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
Người sử dụng đất nông nghiệp có được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để sử dụng đất kết hợp đa mục đích không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu có phải lập phương án sử dụng đất?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 218 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
...
4. Các trường hợp sử dụng đất kết hợp với thương mại, dịch vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thì phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp bao gồm:
a) Thông tin về thửa đất, khu đất đang sử dụng: vị trí, diện tích, hình thức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất;
b) Diện tích, mục đích sử dụng đất kết hợp, thời hạn sử dụng đất kết hợp;
c) Nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu thì sẽ phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Và, nội dung phương án sử dụng đất kết hợp bao gồm:
- Thông tin về thửa đất, khu đất đang sử dụng: vị trí, diện tích, hình thức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất;
- Diện tích, mục đích sử dụng đất kết hợp, thời hạn sử dụng đất kết hợp;
- Nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà nước có phải bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
1. Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
2. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, nhà nước sẽ phải bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?