Người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông có quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
- Những hành vi nào mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông không được thực hiện trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông có quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
- Giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông có thể được miễn giảm trong những trường hợp nào?
Những hành vi nào mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông không được thực hiện trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về những hành vi mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông không được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không được thực hiện các hành vi sau đây
1. Lạm dụng vị thế, liên kết để định giá, áp đặt giá dịch vụ, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của các doanh nghiệp khác và lợi ích Nhà nước.
2. Lợi dụng các thời điểm bất thường (lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...) để tăng giá, ép giá.
3. Sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại thiếu trung thực hoặc không lành mạnh, bán dịch vụ dưới giá thành.
4. Tăng hoặc giảm giá giả tạo trái với các quy định về khuyến mại dịch vụ.
5. Các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông thì doanh nghiệp bưu chính viễn thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Lạm dụng vị thế, liên kết để định giá, áp đặt giá dịch vụ, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, của các doanh nghiệp khác và lợi ích Nhà nước.
(2) Lợi dụng các thời điểm bất thường (lễ, tết, thiên tai, dịch bệnh...) để tăng giá, ép giá.
(3) Sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại thiếu trung thực hoặc không lành mạnh, bán dịch vụ dưới giá thành.
(4) Tăng hoặc giảm giá giả tạo trái với các quy định về khuyến mại dịch vụ.
(5) Các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật.
Những hành vi nào mà doanh nghiệp bưu chính viễn thông không được thực hiện trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông? (Hình từ Internet)
Người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông có quyền và trách nhiệm gì trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông
1. Được cung cấp thông tin và được quyền yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải thích về giá cước đối với các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
2. Khiếu nại đúng quy định những sai sót về giá cước, về việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông liên quan đến giá cước.
3. Thanh toán giá cước theo các điều khoản trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông đã ký kết.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông có những quyền và trách nhiệm sau đây:
(1) Được cung cấp thông tin và được quyền yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông cung cấp thông tin, hướng dẫn, giải thích về giá cước đối với các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
(2) Khiếu nại đúng quy định những sai sót về giá cước, về việc cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông liên quan đến giá cước.
(3) Thanh toán giá cước theo các điều khoản trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông đã ký kết.
(4) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông có thể được miễn giảm trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 9 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:
Miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
Thông tin khẩn cấp phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặc biệt; phục vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và các thảm hoạ khác; phục vụ cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp được miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định cụ thể.
Như vậy, theo quy định thì giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông có thể được miễn giảm trong những trường hợp sau:
(1) Thông tin khẩn cấp phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặc biệt;
(2) Trường hợp phục vụ phòng, chống lụt, bão, thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và các thảm hoạ khác;
(3) Trường hợp phục vụ cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh;
(4) Các thông tin khẩn cấp khác mà theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp được miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông.
Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông quyết định cụ thể đối với từng trường hợp miễn giảm giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?