Người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao thì có cần ghi vào nội quy lao động không?

Cho tôi hỏi người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao thì có cần ghi vào nội quy lao động không? Người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động chưa đủ 12 tháng thì có được nghỉ hằng năm không? Câu hỏi của anh T.P.T từ Tuyên Quang.

Người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao thì có cần ghi vào nội quy lao động không?

Việc bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao được quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
b) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;
...

Như vậy, ngoài các thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định, trường hợp người sử dụng lao động bố trí cho người lao động nghỉ giảo lao thì phải ghi vào nội quy lao động.

Người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao thì có cần ghi vào nội quy lao động không?

Người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao thì có cần ghi vào nội quy lao động không? (Hình từ Internet)

Thời giờ người lao động nghỉ giải lao có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được quy định tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
...

Như vậy, theo quy định, thời giờ người lao động nghỉ giải lao theo tính chất của công việc vẫn được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.

Người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động chưa đủ 12 tháng thì có được nghỉ hằng năm không?

Điều kiện được nghỉ hằng năm đối với người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Nghỉ hằng năm
...
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động chưa đủ 12 tháng thì vẫn được nghỉ hằng năm.

Số ngày nghỉ hằng năm được quy định theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Nội quy lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp ban hành nội quy lao động có phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở?
Pháp luật
Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?
Pháp luật
Bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động khi sử dụng bao nhiêu lao động? 09 nội dung chính trong nội quy lao động cần phải có?
Pháp luật
Nội quy lao động của doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động bắt đầu có hiệu lực khi nào theo quy định?
Pháp luật
Nội quy lao động là gì? Tổng hợp mẫu Nội quy lao động mới nhất áp dụng đối với doanh nghiệp? 09 Nội dung phải có?
Pháp luật
Nội quy lao động được xây dựng dựa trên Bộ luật Lao động cũ đã hết hiệu lực thì bây giờ có bắt buộc thay đổi theo Bộ luật Lao động mới không?
Pháp luật
Nội quy lao động có cần cập nhập lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có nhiều nội dung thay đổi theo Luật lao động mới không?
Pháp luật
Lưu ý khi ban hành nội quy lao động? Mức xử phạt khi không thông báo nội quy lao động đến toàn bộ người lao động?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất hiện nay như thế nào? Trong nội quy lao động thường có những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nội quy lao động
1,242 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nội quy lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nội quy lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào