Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không?
- Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không?
- Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động được xác định thế nào?
- Người sử dụng lao động có được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không?
Trường hợp đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian người lao động nghỉ việc được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
2. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tháng đó không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định nay.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định:
Tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động mà được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, ngừng việc, chờ việc.
2. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau mà thời gian không làm việc hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Và tháng đó cũng không được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tuy nhiên, trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.
Người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không? (Hình từ Internet)
Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp bị tai nạn lao động được xác định thế nào?
Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
6. Tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định như sau:
a) Đối với trường hợp bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động;
b) Đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng làm công việc mà công việc đó gây ra bệnh nghề nghiệp;
c) Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trùng nhau của các hợp đồng lao động chỉ được tính một lần;
d) Một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động bị tai nạn lao động là tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động.
Người sử dụng lao động có được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động không?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động khi người đó có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
(2) Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
(3) Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?