Người sử dụng lao động có thể tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình bằng hình thức nào?
- Người sử dụng lao động có thể tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình bằng hình thức nào?
- Ai có nhiệm vụ giúp người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh?
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn vệ sinh lao động vào thời gian nào?
Người sử dụng lao động có thể tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình bằng hình thức nào?
Hình thức tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ Phụ lục I ban hành lèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra thì người sử dụng lao động có thể tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình bằng các hình thức sau đây:
(1) Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra;
(2) Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động
(3) Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
(4) Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
(5) Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
(6) Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm Điểm để xét duyệt thi đua;
(7) Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
Người sử dụng lao động có thể tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ai có nhiệm vụ giúp người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh?
Nhiệm vụ giúp người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
...
c) Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
đ) Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;
g) Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;
...
Như vậy, theo quy định, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ giúp người sử dụng lao động tổ chức tự kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn vệ sinh lao động vào thời gian nào?
Việc kiểm tra an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Như vậy, theo quy định, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề không có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện về an toàn vệ sinh lao động ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?