Người sử dụng lao động không chi trả khoản tương đương cho người lao động đang hưởng lương hưu không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu?
Người lao động là công dân Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn."
Theo đó, đối với người lao động là công dân Việt Nam thì khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này. Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì người lao động vẫn có thể tiếp tục làm việc nếu người sử dụng lao động có nhu cầu.
Tại khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
"Điều 123. Quy định chuyển tiếp
...
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Đồng thời, Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."
Như vậy, trường hợp lao động đang hưởng lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Người sử dụng lao động không chi trả khoản tương đương cho người lao động đang hưởng lương hưu không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu?
Người sử dụng lao động không chi trả khoản tương đương cho người lao động đang hưởng lương hưu không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp không chi trả khoản tương đương vào lương thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
"Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
Theo đó, tùy vào số lượng lao động mà mức phạt tiền cũng sẽ thay đổit tương ứng đối vơi trường hợp người sử dụng lao động không chi trả vào lương một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng gấp hai lần mức phạt nêu trên, tức công ty bạn đề cập đến có thể bị xử phạt từ 6 triệu đồng đến 40 triệu đồng tùy trường hợp.
Đồng thời có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định này như sau:
"5. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?