Người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam có phải đóng kinh phí công đoàn hay không?
- Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn thì bị xử phạt như thế nào?
- Đối với hoạt động của tổ chức công đoàn tại công ty, hành vi nào của người sử dụng lao động bị xem là không hợp pháp?
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam có phải đóng kinh phí công đoàn hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, các đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn bao gồm:
"Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động."
Theo quy định trên, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư là đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn, không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có tổ chức công đoàn cơ sở hya chưa. Như vậy, việc giám đốc công ty bạn không cho công ty mình đóng kinh phí công đoàn là trái với quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn thì bị xử phạt như thế nào?
Doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt đối với vi phạm về đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 38. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn
1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;
b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Có thể thấy, trường hợp công ty bạn không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng trong công ty thì có thể bị xử phạt tới mức tiền từ 18% so với tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tùy vào các tình tiết khác mà cơ quan chức năng có thể xem xét, quyết định áp dụng mức tiền phạt lên đến 20% tổng số tiền phải đóng, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên là mức áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Ngoài ra, công ty bạn còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quết định xử phạt.
Đối với hoạt động của tổ chức công đoàn tại công ty, hành vi nào của người sử dụng lao động bị xem là không hợp pháp?
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được quy định tại Điều 175 Bộ luật lao động 2019, gồm:
- Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
+ Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
+ Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
- Can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể đâu là đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn. Trường hợp những đối tượng đó không thực hiện nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?