Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì có vi phạm không?
- Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì có vi phạm không?
- Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động thì phạt bao nhiêu tiền?
- Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động ngoài phạt tiền thì có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gì không?
Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì có vi phạm không?
Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thì có vi phạm không, thì căn cứ Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
...
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
...
Trước hết, chị phải kiểm tra lại hợp đồng lao động có quy định về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác liên quan đến công việc, được chi trả định kỳ hàng tháng hay không. Nếu có thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội phải bao gồm các khoản đã đề cập.
Nếu người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến sự không tương ứng với mức đóng từ các khoản đã nêu thì được xem là đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức cho người lao động.
Đây là hành vi vi phạm pháp luật, khi đó người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động thì phạt bao nhiêu tiền?
Như phân tích ở trên thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, khi đó người lao động sẽ bị xử phạt tiền theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
...
Và theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động thì phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đối với cá nhân, tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần.
Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động ngoài phạt tiền thì có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gì không?
Người sử dụng lao động tự ý giảm mức đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến không tương ứng với mức phải đóng cho người lao động ngoài phạt tiền thì có bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi này từ 30 ngày trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?