Người tập sự trợ giúp pháp lý có được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không?
- Người tập sự trợ giúp pháp lý có được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không?
- Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi người tập sự trợ giúp pháp lý thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa?
- Người tập sự trợ giúp pháp lý khi tạm ngừng tập sự cần phải thông báo theo hình thức nào?
Người tập sự trợ giúp pháp lý có được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không?
Người tập sự trợ giúp pháp lý có được đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không, căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
...
Theo đó người tập sự trợ giúp pháp lý không được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên Tòa.
Ngoài ra người tập sự trợ giúp pháp lý không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý có được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa không? (Hình từ Internet)
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi người tập sự trợ giúp pháp lý thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa?
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi người tập sự trợ giúp pháp lý thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp tại phiên Tòa, căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định:
Trách nhiệm của Trung tâm, người tập sự và người hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Trung tâm quyết định phân công trợ giúp viên pháp lý có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người hướng dẫn tập sự) để hướng dẫn cho người tập sự trợ giúp pháp lý (sau đây gọi là người tập sự). Trường hợp từ chối thì Trung tâm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người tập sự được người hướng dẫn tập sự hướng dẫn trong các hoạt động nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Trợ giúp pháp lý; có trách nhiệm tuân thủ quy định và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý, nội quy, quy chế của nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; chịu trách nhiệm trước người hướng dẫn tập sự và Trung tâm về kết quả, tiến độ của các công việc được phân công. Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải có báo cáo kết quả tập sự.
3. Người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự; nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Theo đó người hướng dẫn tập sự có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về các công việc do mình phân công cho người tập sự.
Ngoài ra người hướng dẫn tập sự còn có trách nhiệm nhận xét về báo cáo kết quả tập sự của người tập sự.
Người tập sự trợ giúp pháp lý khi tạm ngừng tập sự cần phải thông báo theo hình thức nào?
Người tập sự trợ giúp pháp lý khi tạm ngừng tập sự cần phải thông báo theo hình thức nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định:
Tạm ngừng tập sự trợ giúp pháp lý
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản đến Trung tâm nơi đang tập sự.
2. Người có thời gian tập sự 12 tháng thì được tạm ngừng tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng; người có thời gian tập sự 06 tháng thì được tạm ngừng tập sự 01 lần không quá 06 tháng.
3. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào tổng thời gian tập sự.
Như vậy trong thời gian tập sự, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản đến Trung tâm nơi đang tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?