Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS trong những trường hợp nào?
- Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS trong những trường hợp nào?
- Người nhiễm HIV chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế thì có được đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
- Cơ sở điều trị HIV/AIDS có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế khi lần đầu đến điều trị tại cơ sở?
Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2018/TT-BYT quy định về phạm vi, quyền lợi bảo hiểm y tế như sau:
Phạm vi, quyền lợi bảo hiểm y tế
...
2. Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y kế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
a) Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả);
b) Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;
c) Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
d) Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
đ) Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
e) Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);
g) Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y kế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong những trường hợp sau:
(1) Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả);
(2) Xét nghiệm HIV trong khám bệnh, chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;
(3) Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
(4) Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng vi rút HIV và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
(5) Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh;
(6) Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);
(7) Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người nhiễm HIV chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế thì có được đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BYT quy định về việc lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế như sau:
Lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế
Người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế theo các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế hiện hành, trong đó việc lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế và phát hành thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014 thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp người nhiễm HIV lần đầu đến điều trị HIV/AIDS tại cơ sở y tế có chức năng điều trị HIV/AIDS (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị HIV/AIDS) hoặc người được cơ sở điều trị HIV phát hiện bị nhiễm HIV:
a) Trường hợp người bệnh chưa có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế: Cơ sở điều trị HIV/AIDS hướng dẫn người bệnh thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế và lập danh sách những người đó gửi đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh) trong thời gian 05 ngày làm việc, trước ngày cuối cùng của tháng đó để lập danh sách hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp người bệnh đến khám hoặc từ ngày người được phát hiện nhiễm HIV trong khoảng thời gian ít hơn 05 ngày tính đến ngày cuối tháng thì chuyển việc lập danh sách sang tháng tiếp theo;
...
Như vậy, đối với trường hợp người nhiễm HIV lần đầu đến điều trị HIV/AIDS tại cơ sở y tế có chức năng điều trị HIV/AIDS mà chưa có thẻ bảo hiểm y tế nhưng thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng bảo hiểm y tế thì được cơ sở điều trị hướng dẫn thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Cơ sở điều trị HIV/AIDS có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế khi lần đầu đến điều trị tại cơ sở?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BYT quy định về việc lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế như sau:
Lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế
Người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế theo các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế hiện hành, trong đó việc lập danh sách, đóng bảo hiểm y tế và phát hành thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng thuộc khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014 thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp người nhiễm HIV lần đầu đến điều trị HIV/AIDS tại cơ sở y tế có chức năng điều trị HIV/AIDS (sau đây gọi tắt là cơ sở điều trị HIV/AIDS) hoặc người được cơ sở điều trị HIV phát hiện bị nhiễm HIV:
...
h) Cơ sở điều trị HIV/AIDS có trách nhiệm:
- Thông báo cho người bệnh biết và thực hiện thu phần kinh phí người bệnh phải đóng (nếu có) để chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế;
- Thông báo danh sách người đã tham gia bảo hiểm y tế và phần kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế bằng văn bản cho đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
- Nhận ảnh do người bệnh tự cung cấp trong trường hợp người bệnh không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ xác nhận nhân thân để chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế có ảnh.
...
Như vậy, cơ sở điều trị HIV/AIDS có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thông báo cho người bệnh biết và thực hiện thu phần kinh phí người bệnh phải đóng (nếu có) để chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế;
(2) Thông báo danh sách người đã tham gia bảo hiểm y tế và phần kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế bằng văn bản cho đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh;
(3) Nhận ảnh do người bệnh tự cung cấp trong trường hợp người bệnh không có giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ xác nhận nhân thân để chuyển cho Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế có ảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?