Người tham gia coi thi thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì theo quy định?
Người tham gia coi thi thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì theo quy định?
Tiêu chuẩn đối với người tham gia coi thi thẩm định viên về giá được quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những cá nhân tham gia tổ chức kỳ thi
1. Đối với các thành viên Hội đồng thi, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên tham gia tổ chức kỳ thi:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao;
b) Không được tổ chức, tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi sau khi Hội đồng thi đã có văn bản thông báo công khai kế hoạch và nội dung thi năm đó.
c) Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em vợ hoặc chồng; người giám hộ hoặc đỡ đầu; người được giám hộ hoặc được đỡ đầu theo quy định của pháp luật tham dự kỳ thi.
2. Đối với người được tham gia coi thi:
a) Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này;
b) Không thuộc đối tượng được Chủ tịch Hội đồng thi ký hợp đồng ra đề thi;
c) Tuân thủ các quy định, các cam kết về việc coi thi với Hội đồng thi.
...
Như vậy, theo quy định, người tham gia coi thi thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
(1) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao;
(2) Không có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em vợ hoặc chồng; người giám hộ hoặc đỡ đầu; người được giám hộ hoặc được đỡ đầu theo quy định của pháp luật tham dự kỳ thi.
(3) Không thuộc đối tượng được Chủ tịch Hội đồng thi ký hợp đồng ra đề thi;
(4) Tuân thủ các quy định, các cam kết về việc coi thi với Hội đồng thi.
Người tham gia coi thi thẩm định viên về giá cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Người tham gia ra đề thi thẩm định viên về giá môn tiếng Anh cần có trình độ học vấn như thế nào?
Tiêu chuẩn đối với người tham gia ra đề thi thẩm định viên về giá môn tiếng Anh được quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những cá nhân tham gia tổ chức kỳ thi
...
3. Đối với người được tham gia ra đề thi, chấm thi và chấm phúc khảo:
a) Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Tuân thủ các quy định, các cam kết về việc ra đề thi và chấm thi với Hội đồng thi;
b) Đối với các môn chuyên ngành: người được ký hợp đồng phải là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân khác có năng lực chuyên môn, trình độ học vấn từ Đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành thi tương ứng, có thời gian công tác thực tế hoặc có thời gian giảng dạy liên tục các môn liên quan đến chuyên ngành thẩm định giá từ 05 năm trở lên;
c) Đối với môn thi tiếng Anh: người được ký hợp đồng phải là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân khác có năng lực chuyên môn, có trình độ học vấn từ Đại học trở lên chuyên ngành Tiếng Anh và có thời gian giảng dạy liên tục chuyên ngành này từ 05 năm trở lên;
d) Người đã tham gia chấm thi môn thi nào thì không được tham gia chấm thi phúc khảo đối với môn thi đó.
Như vậy, theo quy định, người tham gia ra đề thi thẩm định viên về giá môn tiếng Anh cần có trình độ học vấn từ Đại học trở lên chuyên ngành Tiếng Anh và có thời gian giảng dạy liên tục chuyên ngành này từ 05 năm trở lên.
Hội đồng thi thẩm định viên về giá gồm những ai?
Hội đồng thi thẩm định viên về giá được quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2014/TT-BTC như sau:
Hội đồng thi thẩm định viên về giá
1. Hội đồng thi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập cho từng kỳ thi theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một kỳ thi. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính.
2. Thành phần Hội đồng thi tối đa 11 người, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng thi: là Lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc cấp Cục/Vụ trưởng thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: 01 người là đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá làm Phó Chủ tịch Thường trực; 01 người là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
c) Các Ủy viên Hội đồng thi: ít nhất 04 người gồm ủy viên thư ký Hội đồng thi là lãnh đạo cấp phòng có chức năng thuộc Cục Quản lý giá, đại diện một số đơn vị trong Bộ và đại diện lãnh đạo Hội Thẩm định giá Việt Nam.
3. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ giúp việc Hội đồng thi thẩm định viên về giá (sau đây gọi tắt là Tổ giúp việc). Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Tổ giúp việc và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, số lượng người của Tổ giúp việc theo đề nghị của Cục Quản lý giá.
4. Một cá nhân không được tham gia là thành viên Hội đồng thi quá 3 (ba) kỳ thi liên tục, ngoại trừ trường hợp cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng thi thẩm định viên về giá có tối đa 11 người, bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng thi: là Lãnh đạo Bộ Tài chính hoặc cấp Cục/Vụ trưởng thuộc Bộ được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền;
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng thi: 01 người là đại diện lãnh đạo Cục Quản lý giá làm Phó Chủ tịch Thường trực; 01 người là đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
(3) Các Ủy viên Hội đồng thi: ít nhất 04 người gồm ủy viên thư ký Hội đồng thi là lãnh đạo cấp phòng có chức năng thuộc Cục Quản lý giá, đại diện một số đơn vị trong Bộ và đại diện lãnh đạo Hội Thẩm định giá Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?