Người tham gia làm hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các quyền lợi như thế nào?
- Người tham gia làm hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Người nước ngoài có công đóng góp cho Hội Châm cứu Việt Nam có được làm hội viên danh dự không?
- Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các quyền lợi như thế nào?
- Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các nghĩa vụ như thế nào?
Người tham gia làm hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Những người có đủ tiêu chuẩn sau đây được tham gia vào Hội Châm cứu Việt Nam: Là bác sĩ, lương y, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên châm cứu và những nhà khoa học có làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về châm cứu, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu và các phương pháp Đông Y không dùng thuốc khác, đang công tác trong các cơ quan y tế Nhà nước (quân và dân y), trong các tổ chức xã hội về y tế, hoặc đã nghỉ hưu, hoặc đang được phép hành nghề của cơ quan y tế địa phương, thiết tha với sự phát triển châm cứu, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia làm hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
Là bác sĩ, lương y, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên châm cứu và những nhà khoa học có làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về châm cứu, chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu và các phương pháp Đông Y không dùng thuốc khác, đang công tác trong các cơ quan y tế Nhà nước (quân và dân y), trong các tổ chức xã hội về y tế, hoặc đã nghỉ hưu, hoặc đang được phép hành nghề của cơ quan y tế địa phương, thiết tha với sự phát triển châm cứu, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội.
Người tham gia làm hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có công đóng góp cho Hội Châm cứu Việt Nam có được làm hội viên danh dự không?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về hội viên danh dự như sau:
Hội viên danh dự
Những người không hội đủ các tiêu chuẩn của điều 11 hoặc là người nước ngoài nhưng có công đóng góp cho Hội được xét công nhận là Hội viên danh dự của Hội.
Hội viên danh dự được tham gia các hoạt động của Hội, nhưng không có quyền biểu quyết các nghị quyết của Hội, không được tham gia ứng cử, bầu cử các chức vụ lãnh đạo của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài nhưng có công đóng góp cho Hội Châm cứu Việt Nam được xét công nhận là Hội viên danh dự của Hội.
Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên:
1. Tham gia các hoạt động của Hội.
2. Được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
3. Được tham gia hoặc nhận sự hỗ trợ của Hội để giải quyết các khó khăn cuộc sống, nâng cao tri thức, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình; Được sử dụng các dịch vụ do Hội cung cấp với những điều kiện ưu đãi.
4. Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm.
5. Được đề nghị ra khỏi Hội khi không có nguyện vọng tiếp tục tham gia Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các quyền lợi như sau:
- Tham gia các hoạt động của Hội.
- Được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
- Được tham gia hoặc nhận sự hỗ trợ của Hội để giải quyết các khó khăn cuộc sống, nâng cao tri thức, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình; Được sử dụng các dịch vụ do Hội cung cấp với những điều kiện ưu đãi.
- Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm.
- Được đề nghị ra khỏi Hội khi không có nguyện vọng tiếp tục tham gia Hội
Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về nghĩa vụ của Hội viên như sau:
Nghĩa vụ của Hội viên:
1. Tham gia sinh hoạt Hội tại một Hội mình đăng ký.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, nghị quyết của Đại hội cũng như các quyết định khác của Hội.
3. Tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
4. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của Hội; Tham gia đóng góp vào việc tuyên truyền và vận động phát triển Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên của Hội Châm cứu Việt Nam có các nghĩa vụ như sau:
- Tham gia sinh hoạt Hội tại một Hội mình đăng ký.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, nghị quyết của Đại hội cũng như các quyết định khác của Hội.
- Tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
- Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của Hội; Tham gia đóng góp vào việc tuyên truyền và vận động phát triển Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?