Người tham gia nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép không? Người tham gia nghĩa vụ quân sự được nghỉ phép mấy lần?
Người tham gia nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về chế độ nghỉphép như sau:
Chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;
..
Theo đó, hạ sĩ, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi thì được nghỉ phép theo chế độ, ngoài ra được nghỉ phép vì lý do đột xuất khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, khi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự thì được nghỉ phép và được hưởng các chế độ nghỉ phép theo quy định pháp luật.
Người tham gia nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép không? (Hình từ Internet)
Người tham gia nghĩa vụ quân sự được nghỉ phép mấy lần?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị đinh 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như sau:
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Như vậy, người tham gia nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ 13 trở đi sẽ được hưởng 10 ngày nghỉ phép (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, trong trường hợp gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc người tham gia nghĩa vụ quân sự lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì còn được nghỉ phép thêm 05 ngày (không kể ngày đi và về).
Đi nghĩa vụ quân sự không nghỉ phép có được thanh toán bằng tiền không?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị đinh 27/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp không thể giải quyết cho nghỉ phép thuộc các trường hợp đặc biệt sau:
- Do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu
- Do ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn
Theo đó, nếu không thể được giải quyết cho nghỉ phép, người tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ được thanh toán chế độ nghỉ phép bằng tiền theo quy định tại Điều 3 Thông tư 95/2016/TT-BQP, cụ thể như sau:
Thanh toán bằng tiền đối với những ngày không thể giải quyết cho nghỉ phép quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP
Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đủ Điều kiện được nghỉ phép năm theo quy định nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi Điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán chế độ nghỉ phép như sau:
1. Mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định tại thời Điểm không nghỉ phép; số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường.
2. Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đối với các trường hợp được thanh toán chế độ nghỉ phép tại đơn vị.
3. Không giải quyết chế độ thanh toán bằng tiền đối với các trường hợp đủ Điều kiện được nghỉ phép đặc biệt quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 27/2016/NĐ-CP.
Như vậy, người tham gia nghĩa vụ quân sự không nghỉ phép do trường hợp đặc biệt thì sẽ được thanh toán bằng tiền.
Theo đó, mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh và không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?