Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính do đau ốm không tham gia phiên họp được thì có thể hoãn phiên họp trong thời hạn bao nhiêu ngày? Người tham gia phiên họp có được quyền kiểm tra biên bản sau khi kết thúc phiên họp không? Câu hỏi của anh Vinh từ Hà Nội

Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày, thì theo Điều 20 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) như sau:

Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Người tham gia phiên họp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh này phải có mặt tại phiên họp; trường hợp người đề nghị hoặc người được ủy quyền, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án hoãn phiên họp.
2. Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; nếu không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt hoặc vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế ngay được thì Tòa án hoãn phiên họp.
4. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp. Đối với người vắng mặt tại phiên họp thì ngay sau khi hoãn phiên họp, Tòa án phải gửi ngay thông báo bằng văn bản cho họ.

Theo đó, người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo hoãn.

Trước đây, căn cứ Điều 19 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực 01/02/2023) quy định về thời hạn hoãn phiên họp như sau:

Tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Người tham gia phiên họp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Pháp lệnh này phải có mặt tại phiên họp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
2. Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có yêu cầu xem xét vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà Tòa án không thể thay thế ngay được thì phải hoãn phiên họp.
4. Thời hạn hoãn phiên họp không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo hoãn. Tòa án phải thông báo về việc hoãn phiên họp cho những người tham gia phiên họp quy định tại khoản 1 Điều này và nêu rõ lý do hoãn, thời gian mở lại phiên họp.
Đối với người vắng mặt tại phiên họp thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản.

Dẫn chiếu Điều 17 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về người tham gia phiên họp như sau:

Thành phần phiên họp
1. Người tiến hành phiên họp gồm có Thẩm phán và Thư ký phiên họp.
2. Người tham gia phiên họp gồm có đại diện cơ quan đề nghị, Kiểm sát viên, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
3. Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu đại diện cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, người giám định, người phiên dịch, chuyên gia y tế, giáo dục, tâm lý, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia phiên họp để trình bày ý kiến về các vấn đề có liên quan.

Theo đó, trường hợp vắng mặt người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính do đau ốm thì phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính bị tạm hoãn trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo hoãn.

Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Người tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?

Người tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có những quyền hạn và nghĩa vụ được quy định tại Điều 19 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) gồm:

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành phiên họp.

- Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem tài liệu trong hồ sơ đề nghị.

- Cung cấp tài liệu, giải trình, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.

- Được nhận các quyết định của Tòa án.

- Được khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.

- Phải có mặt tại phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.

- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nội quy phiên họp.

- Chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trước đây, căn cứ Điều 18 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực 01/02/2023) quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
1. Yêu cầu thay đổi người tiến hành phiên họp.
2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem tài liệu trong hồ sơ đề nghị.
3. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, giải trình, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Ủy quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia phiên họp đối với trường hợp là người bị đề nghị.
5. Được nhận các quyết định của Tòa án.
6. Được khiếu nại theo quy định của Pháp lệnh này.
7. Phải có mặt tại phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.
8. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nội quy phiên họp.
9. Chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
10. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì người tham gia phiên họp có những quyền và nghĩa vụ theo quy định nêu trên.

Người tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được xem biên bản họp sau khi phiên họp kết thúc không?

Người tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được xem biên bản họp sau khi phiên họp kết thúc không, thì theo Điều 22 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực 01/02/2023) gồm:

Biên bản phiên họp
Biên bản phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; nội dung, diễn biến phiên họp; quyết định của Thẩm phán.
Sau khi kết thúc phiên họp, Thẩm phán phải kiểm tra biên bản, cùng với Thư ký phiên họp ký vào biên bản.
Kiểm sát viên, người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị, người đề nghị hoặc người được ủy quyền được xem biên bản phiên họp, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký xác nhận.

Như vậy, người tham gia phiên họp (người bị đề nghị áp dụng phương pháp xử lý hành chính) xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được xem biên bản họp sau khi phiên họp kết thúc.

Trước đây, căn cứ Điều 21 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định về biên bản phiên họp như sau:

Biên bản phiên họp
Biên bản phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; nội dung, diễn biến phiên họp; quyết định của Thẩm phán.
Sau khi kết thúc phiên họp, Thẩm phán phải kiểm tra biên bản, cùng với Thư ký phiên họp ký vào biên bản. Kiểm sát viên, người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị, đại diện cơ quan đề nghị được xem biên bản phiên họp, có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký xác nhận.

Như vậy, người tham gia phiên họp (người bị đề nghị áp dụng phương pháp xử lý hành chính) sau khi kết thúc phiên họp được phép xem biên bản phiên họp và có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký xác nhận.

Xử lý hành chính
Biện pháp xử lý hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong xử lý hành chính, phó giám đốc Công an tỉnh có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản không?
Pháp luật
Biện pháp xử lý hành chính là gì? Không tái phạm trong bao lâu thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính?
Pháp luật
Việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Người tham gia phiên họp vắng mặt thì phiên họp xét áp dụng biện pháp xử lý hành chính được hoãn trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
Pháp luật
Việc giải quyết khiếu nại người có thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ do cơ quan nào thụ lý?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính?
Pháp luật
Thẩm phán phải ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phiên họp xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có được tổ chức theo hình thức trực tuyến không?
Pháp luật
Livestream tranh vẽ lên mạng xã hội nhưng chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu có được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả hay không? Xử lý hành chính đối với hành vi này được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những người nào có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý hành chính
4,478 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý hành chính Biện pháp xử lý hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý hành chính Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp xử lý hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào