Người tham gia thanh niên xung phong kháng chiến năm 1975 có được hưởng chế độ trợ cấp một lần không?
- Người tham gia thanh niên xung phong kháng chiến năm 1975 có được hưởng chế độ trợ cấp một lần không?
- Chế độ trợ cấp một lần mà đối tượng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến được nhận là bao nhiêu?
- Không nhớ rõ thời gian tham gia thanh niên xung phong để khai nhận trợ cấp thì giải quyết như thế nào?
Người tham gia thanh niên xung phong kháng chiến năm 1975 có được hưởng chế độ trợ cấp một lần không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg quy định về đối tượng thanh niên xung phong được hưởng chế độ như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chế độ đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15 tháng 7 năm 1950 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
2. Quyết định này không áp dụng đối với:
a) Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;
b) Đối tượng đã được tính thời gian tham gia thanh niên xung phong để hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương và Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
c) Những người tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
Theo quy định thì chế độ trợ cấp được áp dụng đối với thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến trong thời gian từ ngày 15 tháng 7 năm 1950 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương mà không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh, chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Như vậy, trường hợp ba anh đã tham gia thanh niên xung phong giai đoạn 1975 không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động,...và các chế độ khác theo quy định trên thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Thanh niên xung phong (Hình từ Internet)
Chế độ trợ cấp một lần mà đối tượng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến được nhận là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 40/2011/QĐ-TTg quy định về chế độ phụ cấp một lần như sau:
Chế độ trợ cấp một lần
1. Thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
b) Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
2. Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.
Theo đó, mức trợ cấp một lần mà đối tượng thanh niên xung phong tham gia kháng chiến có thể hưởng được tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến, cụ thể như sau:
- Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
- Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.
Không nhớ rõ thời gian tham gia thanh niên xung phong để khai nhận trợ cấp thì giải quyết như thế nào?
Theo Mục 4 Công văn 720/BNV-CTTN năm 2013 hướng dẫn về trường hợp không xác định rõ thời gian tham gia thanh niên xung phong để khai nhận trợ cấp như sau:
...
4. Đối với TNXP không còn giấy tờ gốc, bản khai để hưởng chế độ chỉ khai được năm tham gia TNXP và năm trở về mà không nhớ được ngày, tháng, năm tham gia TNXP thì thời gian thực tế tham gia TNXP tính như thế nào? Trường hợp này, thực hiện như sau: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC, nếu TNXP không còn giấy tờ gốc hoặc giấy tờ gốc không xác định được thời gian tập trung tham gia kháng chiến thì chỉ thực hiện trợ cấp một lần bằng mức 2.500.000 đồng.
...
Như vậy, trường hợp cá nhân không còn giấy tờ gốc, bản khai để hưởng chế độ chỉ khai được năm tham gia thanh niên xung phong và năm trở về mà không nhớ được ngày, tháng, năm tham gia thanh niên xung phong thì thời gian thực tế tham gia thanh niên xung phong thì vẫn được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng mức 2.500.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?