Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có phải được ghi trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hay không?
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có phải được ghi trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hay không?
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có phải được ghi trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hay không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu công nhận sáng kiến
1. Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây:
a) Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
b) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;
c) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
2. Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.
3. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;
b) Tác giả sáng kiến, hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;
c) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;
d) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến, trong đó chỉ rõ những thông tin cần được bảo mật (nếu có);
đ) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
e) Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
g) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng kiến.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu có người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu thì phải ghi trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có phải được ghi trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hay không? (Hình từ Internet)
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có quyền như thế nào đối với sáng kiến đã được công nhận?
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có quyền được quy định tại khoản 3 Điều 9 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Quyền của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến, tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
1. Đối với sáng kiến đã được công nhận, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Áp dụng sáng kiến;
b) Chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng theo quy định của pháp luật.
2. Đối với sáng kiến đã được công nhận, tác giả sáng kiến có các quyền sau đây:
a) Được ghi nhận là tác giả sáng kiến trong Giấy chứng nhận sáng kiến và được nêu danh tác giả sáng kiến khi sáng kiến được phổ biến, giới thiệu;
b) Nhận thù lao theo quy định tại Điều 10;
c) Hưởng các chế độ khuyến khích khác theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và pháp luật về khoa học và công nghệ;
d) Áp dụng và chuyển giao sáng kiến cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp sáng kiến là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và trường hợp giữa tác giả sáng kiến và chủ đầu tư tạo ra sáng kiến có thỏa thuận khác;
đ) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3. Đối với sáng kiến đã được công nhận, người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 10.
4. Việc áp dụng, chuyển giao sáng kiến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với sáng kiến đã được công nhận thì người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 10 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP.
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có nghĩa vụ như thế nào?
Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 12 Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định 13/2012/NĐ-CP như sau:
Nghĩa vụ của tác giả sáng kiến và người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
1. Tác giả sáng kiến có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về sáng kiến đến mức có thể áp dụng được cho cơ sở công nhận sáng kiến;
b) Tham gia triển khai áp dụng sáng kiến lần đầu;
c) Giữ bí mật thông tin về sáng kiến theo thỏa thuận với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và theo quy định của pháp luật;
d) Trả thù lao cho những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu theo quy định tại Điều 10, trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
2. Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp các thông tin chi tiết về việc áp dụng sáng kiến cho tổ chức xét công nhận sáng kiến;
b) Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu có nghĩa vụ như sau:
- Cung cấp các thông tin chi tiết về việc áp dụng sáng kiến cho tổ chức xét công nhận sáng kiến;
- Giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?