Người thân của người bị kết án có được làm đơn xin giám đốc thẩm cho người bị kết án hay không? Nếu được thì thủ tục thực hiện như thế nào?
- Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự?
- Người thân của người bị kết án có được làm đơn xin giám đốc thẩm cho người bị kết án hay không?
- Ai là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
- Thủ tục thông báo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm?
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự?
Theo Điều 371 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, theo đó bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Làm đơn xin giám đốc thẩm cho người bị kết án
Người thân của người bị kết án có được làm đơn xin giám đốc thẩm cho người bị kết án hay không?
Căn cứ theo Điều 372 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
(1) Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
(2) Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
- Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
(3) Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Như vậy, theo quy định nêu trên, mọi cá nhân đều có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Do đó, khi có phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án của con bạn thì bạn có thể gửi thông báo đến người có thẩm quyền kháng nghị để họ thực hiện kháng nghị giám đốc thẩm chứ không tự mình làm đơn xin giám đốc thẩm.
Ai là người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thủ tục thông báo bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm?
Theo Điều 374 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:
(1) Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
(2) Văn bản thông báo có các nội dung chính:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;
- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;
- Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;
- Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.
(3) Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
Như vậy, khi phát hiện vi phạm trong bản án của con bạn thì bạn có thể gửi văn bản thông báo với các nội dung nêu trên hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để họ xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?