Người thế chấp tàu bay muốn bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà không bổ sung tài sản bảo đảm thì có cần đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm không?
- Người muốn thế chấp tàu bay có cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp không?
- Người thế chấp tàu bay muốn bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà không bổ sung tài sản bảo đảm thì có cần đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm?
- Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký cần những hồ sơ gì?
Người muốn thế chấp tàu bay có cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp không?
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, người muốn thế chấp tàu bay để bảo đảm nghĩa vụ có thể tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận giữa các bên hoặc trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
Người thế chấp tàu bay muốn bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà không bổ sung tài sản bảo đảm thì có cần đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm không? (Hình từ Internet)
Người thế chấp tàu bay muốn bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà không bổ sung tài sản bảo đảm thì có cần đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm?
Đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Trường hợp đăng ký thay đổi
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Thay đổi bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm do được rút bớt, được bổ sung, được thay thế, được kế thừa do pháp nhân được tổ chức lại, được thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc được xác lập quyền theo quy định của luật, trừ trường hợp pháp luật về tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc chủ thể khác mà pháp luật khác có liên quan quy định về việc không phải đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc họ, tên của bên bảo đảm, thay đổi tên hoặc họ, tên của bên nhận bảo đảm;
b) Bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
c) Bổ sung tài sản mới, tài sản được thay thế mà tài sản này trở thành tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật và nội dung đã được đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này;
d) Rút bớt tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật;
e) Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
g) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai;
h) Trường hợp khác theo yêu cầu của người yêu cầu đăng ký để thay đổi thông tin đã được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký.
Như vậy, người thế chấp phải thực hiện đăng ký thay đổi trong trường hợp đáp ứng các điều kiện sau bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp hợp đồng bảo đảm ban đầu không có nội dung về việc bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai.
Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã đăng ký cần những hồ sơ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
- Một bản chính phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
- Một bản chính hoặc bản sao có chứng thực văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu bay trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm
Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là một bản chính Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02b tại Phụ lục Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?