Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là người nhận tiền bảo hiểm đúng không? Người thụ hưởng chỉ là cá nhân?
- Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là người nhận tiền bảo hiểm đúng không? Người thụ hưởng chỉ là cá nhân?
- Thông tin về người thụ hưởng là một trong những nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm?
- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của người thụ hưởng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bảo hiểm đúng không?
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là người nhận tiền bảo hiểm đúng không? Người thụ hưởng chỉ là cá nhân?
Quy định về người thụ hưởng tại khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Theo quy định trên, người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là người được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là người nhận tiền bảo hiểm đúng không? Người thụ hưởng chỉ là cá nhân? (Hình từ Internet)
Thông tin về người thụ hưởng là một trong những nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm?
Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 17 nêu trên. Trong đó có thông tin về người thụ hưởng (nếu có).
Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của người thụ hưởng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bảo hiểm đúng không?
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm được quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, nếu người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của người thụ hưởng thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Trong trường hợp này doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Số tiền trả lại này được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Lưu ý: Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nhưng chỉ có một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết cho người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng còn lại theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?