Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thông qua các hình thức nào?
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao được từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai?
Căn cứ vào Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-VKSTC năm 2018 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Chánh Văn phòng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao);
c) Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chánh Văn phòng được viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao);
c) Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Viện kiểm sát cấp cao phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
3. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chánh Văn phòng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh);
c) Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
4. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm:
a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
b) Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Phó Viện trưởng (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện) thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
5. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cùng cấp và đăng tải trên Trang tin điện tử của cơ quan (nếu có).
6. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân các cấp quy định tại Điều này không được ủy quyền lại cho người khác.
7. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ hộp thư điện tử của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Trang tin điện tử của cơ quan hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với cơ quan, đơn vị chưa có Trang tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
Như vậy, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chánh Văn phòng được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên;
- Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát ngôn hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ai? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thông qua các hình thức nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Trang tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi Thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí ở trung ương, địa phương tổ chức khi có yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin không chính xác trên báo chí.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 06 hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nêu trên.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao được từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 313/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về các trường hợp từ chối cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
(1) Những vấn đề thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật và Danh mục bí mật nhà nước của ngành Kiểm sát nhân dân, bí mật công vụ; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn theo quy định của pháp luật; những vấn đề chưa có thông tin cụ thể, rõ ràng.
(2) Thông tin liên quan đến các vụ việc trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, các vụ án đang được điều tra, truy tố hoặc chưa xét xử.
(3) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra, đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố.
(4) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
(5) Các trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?