Người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc như thế nào?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc như thế nào?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thế nào để bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người được trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý có cần cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan khác cho người được trợ giúp pháp lý biết hay không?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý
...
3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được bố trí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với khả năng và điều kiện của họ. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý.
Theo quy định nêu trên thì người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được bố trí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với khả năng và điều kiện của họ.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thế nào để bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người được trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người được trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
1. Khi thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chính quyền cơ sở để truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và các thông tin chung liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
b) Tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử về giới;
c) Không tạo áp lực hoặc sử dụng điểm yếu về giới tính của người được trợ giúp pháp lý để buộc họ phải quyết định ngay lập tức hướng giải quyết vụ việc;
d) Thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, quyền được bảo vệ, được đối xử công bằng và tôn trọng các quyền, nghĩa vụ khác khi người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu.
...
Theo đó, khi thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm sau đây để bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người được trợ giúp pháp lý trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ:
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chính quyền cơ sở để truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và các thông tin chung liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BTP;
- Tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật mà không bị phân biệt đối xử về giới;
- Không tạo áp lực hoặc sử dụng điểm yếu về giới tính của người được trợ giúp pháp lý để buộc họ phải quyết định ngay lập tức hướng giải quyết vụ việc;
- Thông tin về quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, quyền được bảo vệ, được đối xử công bằng và tôn trọng các quyền, nghĩa vụ khác khi người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi sẽ được bố trí công việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có cần cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan khác cho người được trợ giúp pháp lý biết hay không?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:
Thực hiện các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người được trợ giúp pháp lý là người mẹ, trẻ em gái, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị xâm hại tình dục
...
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân và dịch vụ xã hội khác cho người được trợ giúp pháp lý khi cần thiết.
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp địa chỉ, thông tin về sự hỗ trợ từ cơ quan công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể, các cơ sở trợ giúp, hỗ trợ nạn nhân và dịch vụ xã hội khác cho người được trợ giúp pháp lý khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?