Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp cho người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu?
- Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đúng không?
- Người được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật có được quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung tư vấn không?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp cho người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật không thực hiện việc tư vấn trong thời gian luật định thì có được quyền khiếu nại không?
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đúng không?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về trợ giúp pháp lý như sau:
Trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp trong thời hạn bao lâu? (Hình từ internet)
Người được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật có được quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung tư vấn không?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền của người được trợ giúp pháp lý như sau:
Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên thì yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý là một trong những quyền của người được trợ giúp pháp lý. Do đó, người được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật sẽ được quyền yêu cầu giữ bí mật về nội dung tư vấn theo quy định của pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp cho người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tư vấn pháp luật như sau:
Tư vấn pháp luật
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên, đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra nếu trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật không thực hiện việc tư vấn trong thời gian luật định thì có được quyền khiếu nại không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về quyền của người được trợ giúp pháp lý thì người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Và theo khoản 1 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;
d) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.
.....
Theo quy định trên thì người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Không thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật;
- Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật.
Do đó, nếu người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật không thực hiện việc tư vấn trong thời gian luật định mà người được trợ giúp pháp lý có cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại hành vi đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?