Người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào? Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào?
Người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:
Tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê
1. Là người khoẻ mạnh, tháo vát, đủ khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, kể cả lúc mưa to, gió lớn, đêm tối.
2. Có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quen sông nước và biết bơi, có kiến thức, kinh nghiệm hộ đê, phòng, chống lụt, bão.
Như vậy, theo quy định trên thì người thuộc lực lượng canh gác đê có tiêu chuẩn như sau:
- Là người khoẻ mạnh, tháo vát, đủ khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, kể cả lúc mưa to, gió lớn, đêm tối;
- Có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quen sông nước và biết bơi, có kiến thức, kinh nghiệm hộ đê, phòng, chống lụt, bão.
Lực lượng canh gác đê (Hình từ Internet)
Lực lượng canh gác đê có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:
Nhiệm vụ của lực lượng tuần tra, canh gác đê
1. Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều.
2. Tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn.
3. Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
4. Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều.
5. Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định trên thì lực lượng canh gác đê thì có những nhiệm vụ sau:
- Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều;
- Canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫnl;
-Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên;
- Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều;
- Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.
Phù hiệu của lực lượng canh gác đê được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:
Phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê
Phù hiệu của lực lượng tuần tra, canh gác đê là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “KTĐ” màu vàng.
Phù hiệu được đeo trên khuỷu tay áo bên trái, chữ “KTĐ” hướng ra phía ngoài.
Như vậy, theo quy định trên thì Phù hiệu của lực lượng canh gác đê là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “KTĐ” màu vàng được đeo trên khuỷu tay áo bên trái, chữ “KTĐ” hướng ra phía ngoài.
Khi canh gác đê thì lực lượng canh gác đê được trang bị những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 01/2009/TT-BNN, có quy định về trang bị dụng cụ, sổ sách như sau:
Trang bị dụng cụ, sổ sách
Lực lượng tuần tra, canh gác đê được trang bị:
- Dụng cụ thông tin, liên lạc, phương tiện phục vụ công tác tuần tra, canh gác đê; dụng cụ ứng cứu như đèn, đuốc, mai, cuốc, xẻng, đầm, vồ… và các dụng cụ cần thiết khác phù hợp với từng địa phương;
- Sổ sách để ghi chép tình hình diễn biến của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình quản lý khác; tiếp nhận chỉ thị, nhận xét của cấp trên, phân công, bố trí người tuần tra, canh gác hàng ngày.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khi canh gác đê thì lực lượng được trang bị dụng cụ thông tin, liên lạc, phương tiện phục vụ công tác canh gác đê;
Dụng cụ ứng cứu như đèn, đuốc, mai, cuốc, xẻng, đầm, vồ… và các dụng cụ cần thiết khác phù hợp với từng địa phương;
Sổ sách để ghi chép tình hình diễn biến của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình quản lý khác; tiếp nhận chỉ thị, nhận xét của cấp trên, phân công, bố trí người canh gác hàng ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?